Thực trạng côngtác thu mua tạo nguồn hàng của công ty ARTEX Thăng Long.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)

THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG VÀO

THỊ TRƯỜNG EU (2005- 2007).

2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty ARTEX Thăng Long.

2.1.1. Thực trạng công tác thu mua tạo nguồn hàng của công ty ARTEX Thăng Long. Thăng Long.

Tạo nguồn hàng là khâu quan trọng đầu tiên, mở đầu cho hoạt động kinh doanh hàng hóa. Tạo nguồn hàng là toàn bộ các hình thức, phương thức và điều kiện của doang nghiệp thương mại tác động đến doanh nghiệp sản xuất, khai thác hoặc nhập khẩu để tạo nguồn hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đây cũng chính là hoạt động mua sắm vật tư mà bất cứ một doanh nghiệp nào khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành. Đối với một công ty có chức năng chính là xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài như công ty ARTEX Thăng Long thì công tác tạo nguồn hàng là một vấn đề được chú ý hàng đầu. Trong thời gian gần đây, công tác tạo nguồn hàng tại công ty đã được cải thiện tuy nhiên đây cũng là vấn đề có nhiều bất cập. Nguồn hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là thu mua bên ngoài. Hàng được mua từ các làng nghề truyền thống như: Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình, Bát Tràng (Hà Nội), Quảng Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Hưng Yên…Tuy nhiên do đặc điểm nguồn hàng là nhỏ bé, cơ cấu mặt hàng của công ty lại luôn có sự biến động theo nhu cầu của thị trường nên việc thu mua nguồn hàng của công ty còn nhiều khó khăn. Để cụ thể hơn về thị trường nguồn hàng của công ty ta xem xét bảng số liệu dưới đây:

Nguồn Hàng thêu ren Hàng mây, tre cói, guột, gỗ… Hàng gốm sứ 2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Hà Tây 352,204 700,820 1,235,000 200,169 579,850 450,200 - 113,200 - Hà Nam - - 256,354 103,600 400,450 300,850 - - - Thái Bình 256,287 526,800 629,766 150,100 590,240 400,650 - - 206,240 Hưng Yên - 207,850 102,900 - 210,500 - - - Bát Tràng - - - - - 542,640 1,812,640 902,200 Quảng Ninh 24,075 105,120 - - - 200,320 490,650 980,560 826,300 Hải Dương 104,534 278,659 358.600 100,000 - - - - Ninh Bình 450,000 958,760 1,475,000 120,000 220,300 240,860 - - - Đơn vị: USD Nguồn: Báo cáo từ Phòng Kinh doanh 4

Bảng 3: Số liệu về việc nhập hàng từ các nguồn hàng quan trọng đối với từng mặt hàng chính của công ty trong 3 năm gần đây

Qua bảng trên đây ta thấy trong ba năm gần đây, thị trường nguồn hàng của công ty đã được ổn định ở một số thị trường chính. Đối với từng mặt hàng thì số lượng hàng hóa ở các thị trường này là khác nhau. Ví dụ với mặt hàng thêu ren thì thị trường nguồn hàng chính của công ty là Hà Tây, Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình và phân tán ở một số thị trường khác nữa, hàng Gốm sứ được nhập từ Bát Tràng, Quảng Ninh, hàng mây, tre, cói, guột, gỗ…thì được nhập từ Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình là chủ yếu, các mặt hàng TCMN khác được nhập từ nhiều nguồn khác nhau hoặc tự sản xuất từ xưởng sản xuất của công ty. Số lượng hàng nhập từ những làng nghề này có xu

hướng tăng lên qua 3 năm gần đây do xu hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tăng lên mạnh trong các năm gần đây. Ví dụ, hàng thêu ren nhập ở Hà Tây năm 2005 là 352,204 USD cho đến năm 2007 con số nhập này được tăng lên là 1,235,000 USD, nhập hàng ở Thái Bình năm 2005 là 256,287USD, đến năm 2007 là 629,766USD, đặc biệt thị trường nguồn hàng thêu ren lớn nhất là Ninh Bình với 450,000USD năm 2005 và 1,475,000USD năm 2007. Đối với hàng Gốm sứ thị trường nguồn hàng lớn nhất là thị trường Bát Tràng, với giá trị 542,640USD năm 2005 và tăng lên 1,812,640USD năm 2006, nhưng đến năm 2007 lại giảm xuống 902,200USD do xu hướng xuất khẩu hàng gốm sứ có thay đổi và giảm xuống năm 2007. Thị trường lớn thứ 2 mà công ty nhập hàng là thị trường làng nghề Quảng Ninh, xu hướng nhập hàng cũng tăng lên đều đặn cùng với nhu cầu xuất khẩu của công ty. Với hàng mây, tre, cói, guột, gỗ…thị trường nguồn hàng chính bao gồm nhiều thị trường phân tán, tuy nhiên trong 3 năm gần đây thị trường nguồn lớn nhất của công ty với mặt hàng này là Thái Bình, Hà Tây…ngoài ra thị trường Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương…cũng là một số thị trường mà công ty quan tâm đến trong việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu của Công ty. Đây đều là những làng nghề nổi tiếng về ngành nghề thủ công mỹ nghệ từ trước đến nay mà công ty đã tìm hiểu kỹ từng đặc điểm và chú ý khai thác từng làng nghề đó.

Tuy nhiên, do nguồn hàng của công ty chủ yếu là mua bên ngoài nên việc đáp ứng kịp thời sản phẩm cho khách hàng của công ty là cao và với tiềm năng lớn về nguyên vật liệu trong ngành Thủ công mỹ nghệ như ở nước ta thì đây là một thuận lợi trong công tác tạo nguồn của công ty. Tuy nhiên, do sản xuất mặt hàng này lại mang tính phân tán, quy mô nhỏ, công ty lại chưa có hệ thống thu gom ổn định nên công ty vẫn phải tìm nguồn hàng từ các làng nghề hay các hộ gia đình cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, kích

thước, chất lượng,…theo hợp đồng và điều này làm cho chi phí thu mua hàng của công ty còn cao. Điều này cũng một phần do công ty còn gặp nhiều khó khăn trong các phương án vận chuyển hàng hóa từ các nguồn hàng về, do điều kiện giao thông của các địa phương chưa hiệu quả và chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thu mua với vận chuyển đảm bảo tiến độ thu mua và chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ. Đây cũng là một vấn đề mà công ty đang cố gắng xây dựng phương án khắc phục.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)