Giải pháp cho đầu tư tạo nguồn hàng TCMN xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 88)

d) Hàng thủ công mỹ nghệ khác.

3.2.2.Giải pháp cho đầu tư tạo nguồn hàng TCMN xuất khẩu.

Phần lớn hàng TCMN của công ty mang đi xuất khẩu là do thu mua từ các cơ sở bên ngoài chính vì vậy để đảm bảo đúng tiến độ thu mua về số lượng và chất lượng cho xuất khẩu là một công việc rất khó khăn. Hơn nữa các đơn đặt hàng từ các nước trong khối EU đều là những đơn đặt hàng rất lớn do đó công ty thường phải thu mua từ nhiều nguồn hàng khác nhau nên có thể không bảo đảm được tiến độ trong hợp đồng, gây mất uy tín hoặc bị phá vỡ hợp đồng. Chính vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là công ty cần phải chuẩn bị

cho mình một nguồn hàng ổn định đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời ngày càng nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của công ty. - Công ty phải tổ chức hệ thống thu mua hợp lý. Việc phân bổ các điểm thu mua phải hợp lý cho việc thu mua hàng và thuận lợi cho người sản xuất cả về vận chuyển hàng hoá, để giảm chi phí lưu thông, hạ giá thành sản phẩm, vừa đảm bảo cho người lao động.

- Tạo mối quan hệ mật thiết với các nguồn hàng, các nhà cung cấp thông qua tài trợ, tổ chức các chương trình giao lưu…để từ đó có thể tạo ra những nguồn hàng ổn định hơn cho việc xuất khẩu của Công ty.

- Công ty cần tham gia đầu tư vốn, máy móc thiết bị cho các cơ sở hay các làng nghề sản xuất ra những sản phẩm phục vụ xuất khẩu cho công ty để từ đó Công ty có thể kiểm soát, chi phối, tạo sự ổn định các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Khi thực hiện đầu tư cho các cơ sở sản xuất này, Công ty có thể tham gia vào quá trình sản xuất và có thể kiểm soát được chất lượng hàng TCMN và không bị cạnh tranh bởi các Công ty khác. Công ty òn nên tham gia với vai trò đầu tư hướng dẫn kỹ thuật cho các cơ sơ sản xuất, qua nghiên cứu thị trường nắm bắt được các nhu cầu, tổ chức thiết kế mẫu mã sản phẩm hợp lý, đặt hàng và hướng dẫn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất để có được mặt hàng như ý

- Mở rộng liên doanh, liên kết sản xuất để sản xuất ra các sản phẩm với các công ty khác để có thể hỗ trợ nhau trong kinh doanh khi công ty có những hợp đồng lớn.

- Đầu tư váo xưởng sản xuất Thủ công mỹ nghệ tại công ty để có thể chủ động hơn trong công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu bằng cách: Đầu tư thêm các công nghệ mới hiện đại một số khâu để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm tra, tình trạng cơ sở vật chất lao động và các vấn đề tổ chức sản xuất để có kế hoạch đầu tư nâng cấp cao hơn,

đầu tư thêm cán bộ kỹ thuật, đào tạo mới đào tạo lại các lao động, có thu hút các nghệ nhân từ các làng nghề về xưởng sản xuất.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 88)