Thực trạng xuất khẩu của công ty ARTEX Thăng Long.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 51)

Từ thực trạng kinh doanh của công ty cho đến bây giờ thì vấn đề xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty là vấn đề quan trọng và nổi trội nhất xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của công ty.

a) Tình hình xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty.

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty phải kể đến hàng thêu ren và các nhóm hàng như: Mây tre đan, gốm sứ mỹ nghệ, thảm, hàng may mặc,… Các mặt hàng kinh doanh của công ty rất đa dạng, nhưng bởi vì do đặc điểm của nguồn hàng là nhỏ bé, bị phân tán, khó thu mua nên công ty đã đặt hàng từ rất nhiều nguồn khác nhau như: hàng mây tre đan thì công ty đặt hàng ở Hà Tây, Hải Dương; thảm mỹ nghệ ở Ninh Bình; cói ở Hưng yên…và rất nhiều nơi khác. Thực tế cơ cấu của các mặt hàng này luôn luôn biến động qua các năm theo nhu cầu của khách hàng của công ty trên thị trường công ty thể hiện ở bảng:

Các mặt hàng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006

ST TT(%) ST TT(%) ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) Thêu Ren 1,617,314 28.75 3,599,489.13 30.63 5,021,339.06 42.06 1,982,175.13 122.56 1,421,849.93 39.5 Gốm sứ 1,551,876 27.586 3,564,701.16 30.33 2,900,989.23 24.3 2,012,825.16 129.7 -663,711.93 18.62 Hàng may mặc 652,194 11.6 456,532 3.88 637824.00 5.34 -195,662 30 181,292 39.71 Mây tre đan 703,339 12.5 2,243,305.76 19.09 1,884,022.8 15.78 1,539,966.76 218.95 -359,282.96 16.01 Tôn tráng kẽm 800,745 14.23 1,671,246.92 14.22 1,094,296.83 9.2 870501.92 108.7 -576,950.09 34.52 Hàng hóa khác 300,163 5.334 215,994.85 1.85 399,713.42 3.32 -84,168.15 28.04 138,718.57 85.05 Tổng 5,625,631 100 11,751,269.82 100 11,938,184.73 100

Bảng 4: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty từ 2004-2007

( Đơn vị: USD)

Qua bảng 2 trên ta thấy rằng tỷ trọng xuất khẩu của hàng thêu ren trong công ty bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất so với các mặt hàng khác. Cụ thể là năm 2005 chiếm 28,75% tổng số kim ngạch xuất khẩu, năm 2006 chiếm 30,33%, năm 2007 chiếm 42.06% kim ngạch xuất khẩu toàn công ty. Tiếp sau mặt hàng thêu ren là mặt hàng gốm sứ cũng phát triển rất mạnh. Một số mặt hàng còn lại trong công ty cũng có tiềm năng phát triển lớn. Kim ngạch xuất khẩu của công ty ngày một tăng lên đáng kể cho thấy tình hình kinh doanh của công ty ngày một ổn định và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhìn chung là tăng, một số mặt hàng giảm xuống như: năm 2006 hàng may mặc có tỷ trọng giảm xuống 30% nhưng đến năm 2007 đã tăng lên khá cao, các mặt hàng như mây tre đan, tôn tráng kẽm có xu hướng giảm xuống năm 2007 nhưng thay vào đó thì mặt hàng thêu ren lại tăng lên đáng kể vẫn làm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên mạnh mẽ.

b) Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo thị trường.

Thị trường xuất khẩu chính của công ty là thị trường EU, Châu Á, Đông Âu, và một số thị trường khác… Các khu vực thị trường này có những đặc điểm riêng về dung lượng, về nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường này thường xuyên có sự biến động lớn qua các năm. Trong các thị trường xuất khẩu chính của công ty, thị trường EU và thị trường Châu Á nổi lên với vai trò là hai thị trường chủ đạo, đặc biệt là EU nhập khẩu hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của công ty.

Trong những năm gần đây thị trường của công ty không có nhiều thay đổi lắm. Thị trường của công ty vẫn nghiêng nhiều về thị trường truyền thống. Xuất khẩu của Công ty vẫn chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường EU, chiếm tỉ

lệ cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN hàng năm của công ty.Theo bảng số liệu dưới đây, thấy rõ được điều này, nếu so sánh tỉ trọng xuất khẩu giữa các thị trường của công ty thì thị trường EU luôn đứng đầu với tỷ trọng rất lớn cụ thể là chiếm 68.45% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty (3,850,902 USD) tăng lên chiếm 78.94% năm 2006 tương ứng 9,276,693.92USD, và đến năm 2007 chiếm tới 81.42% (tương ứng 9,733,153.48USD). Các thị trường truyến thống lớn của Công ty trong khu vực EU như: Đức, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Điển… Thị trường lớn thứ 2 của công ty là thị trường các nước Châu Á, tuy nhiên xuất khẩu sang thị trường này của công ty có xu hướng giảm xuống không ổn định, năm 2005 với tỷ trọng là 18.14% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty thì đến năm 2006 giảm xuống chỉ còn 11.11%, năm 2007 mới chỉ tăng lên ở mức không đáng kể 11.76%. Nguyên nhân giảm xuống của thị trường này là do Công ty chỉ tập trung vào xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU mà chưa chú ý nhiều đến thị trường khác. Mặc dù vậy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng lên qua các năm, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 27.91%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 7.72%. Một số thị trường xuất khẩu chính của Công ty trong khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…Thị trường Bắc Mỹ tuy chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của công ty nhưng đây cũng là một thị trường đầy tiềm năng mà Công ty cần khai thác. Tuy nhiên trong 3 năm gần đây thì xu hướng xuất khẩu sang khu vực thị trường này của Công ty lại giảm xuống, cụ thể là năm 2005 chiếm tỷ trọng là 9.26% nhưng đến năm 2006 thì giảm xuống còn 5.75% và tăng lên không đáng kể ở năm 2007 là 6.7%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng lên qua các năm. Năm 2006

tăng so với năm 2005 là 29.68% và năm 2007 tăng so với 2006 là 18.53%. Với các thị trường khác, tỷ trọng xuất khẩu giảm và tốc độ tăng trưởng qua các năm cũng giảm nhiều ( chỉ chiếm 4.12% năm 2005, 4.4% năm 2006 và 0.12% năm 2007 so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Công ty) do công ty đã khá tập trung vào các thị trường xuất khẩu chính trên. Dưới đây là bảng số liệu cụ thể về tình hình xuất khẩu theo thị trường của công ty 3 năm gần đây:

Thị trường

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006/2005 Năm 2007/2006

Số tiền (USD) TT(%) Số tiền (USD) TT(%) Số tiền (USD) TT(%) Chênh lệch (USD) Chênh lệch (USD) Tỉ lệ % EU 3,850,90 2 68.45 9,276,693.92 78.94 9,733,153.4 8 81.42 5,425,791.9 2 140.9 456,459.56 4.92 Châu Á – TBD 1,020,50 0 18.14 1,305,400.08 11.11 1,406,200.2 3 11.76 284,900.08 27.91 100,800.15 7.72 Bắc Mỹ 520,850 9.26 675,490 5.75 800,620 6.7 154,640 29.68 125,130 18.52 Thị trường khác 233,379 4.15 493,685.82 4.2 13,871.29 0.12 260,306.82 111.54 -479,814.5 3 -97.1 9 Tổng 5,625,63 1 100 11,751,269.8 2 100 11,953,845 100 6,125,638.8 2 108.9 202,575.18 1.72

Nguồn: Tài liệu từ Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty

BẢNG 5: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG TCMN THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG NĂM 2005- 2007

Như vậy, các thị trường khó tính cũng đã dần dần chấp nhận các sản phẩm của công ty và chất lượng các sản phẩm đó. Công ty cũng đã đưa ra nhiều biện pháp để cải thiện tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cho công ty của mình và một trong những giải pháp đó thì xâm nhập thị trường là vấn đề mà công ty quan tâm nhiều nhất.

Ngày nay khi xu hướng hội nhập thị trường ngày càng phát triển thì xuất khẩu đang là một vấn đề nóng bỏng cho kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy, kết hợp với việc được thực tập ở công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long, em đã định hướng đề tài này để giúp mình có thể 1 phần nào hiểu thêm về xuất nhập khẩu nước ta cụ thể là xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty này.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w