Cổ phần hóa các Công ty thành viên hạch toán độc lập đang trong quá trình chuyển đổi.

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế và mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 51 - 53)

II. ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 186.719 80,

3.2.1.2.Cổ phần hóa các Công ty thành viên hạch toán độc lập đang trong quá trình chuyển đổi.

B TSCĐ & ĐẦU TƯ DÀI HẠN 1.262.781 1,226,

3.2.1.2.Cổ phần hóa các Công ty thành viên hạch toán độc lập đang trong quá trình chuyển đổi.

quá trình chuyển đổi.

Cho đến thời điểm hiện nay, Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 còn hai công ty trực thuộc chưa tiến hành cổ phần hoá là: Công Ty Phát Triển Và Kinh Doanh Nhà Cửu Long và Công Ty Thi Công Cơ Giới. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến việc chuyển đổi Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 thành TĐKT hoạt động theo mô hình CTM-CTC. Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá hai doanh nghiệp này, cần tiến hành triệt để các biện pháp sau:

- Thay cho việc duy trì bao cấp khi đang còn là DNNN, chuyển sang hỗ trợ các doanh nghiệp đã hoàn thành CPH, đặc biệt đối với các DNNN có thành tích và thực hiện tốt quá trình này. Đây là một sự khuyến khích mới: Xóa bỏ nhanh bao cấp dưới mọi hình thức để không còn chỗ dựa tạo đặc quyền, đặc lợi như trước; Ưu tiên và khuyến khích hỗ trợ cần thiết và thiết thực cho các doanh nghiệp đã CPH.

- Đánh giá hiệu quả thực tế các doanh nghiệp sau CPH để rút ra những kinh nghiệm thành công và chưa thành công của các doanh nghiệp. Qua đó làm cho mọi doanh nghiệp thấy được lợi ích rõ ràng, những bài học cụ thể từ CPH. Điều này sẽ có tác động làm thay đổi nhận thức, tạo những hiểu biết tốt hơn, từ đó tạo niềm tin và động lực từ bên trong của

doanh nghiệp. Đồng thời có chiến lược hỗ trợ một cách có hiệu quả về đào tạo nâng cao năng lực trước, trong và sau CPH.

Đối với Công Ty Phát Triển Và Kinh Doanh Nhà Cửu Long: Công ty này hoạt động có sự sụt giảm trong những năm gần đây, hoạt động cầm chừng, lời giả, lỗ thật. Nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý điều hành chưa hiệu quả, còn trông chờ ỷ lại vào TCT; Nguyên nhân khách quan là thị trường nhà đất bị đóng băng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đến cuối năm 2006, doanh nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng trở lại vì đã mở rộng thêm lĩnh vực xây lắp và nhận được các hợp đồng giao thầu lại từ TCT. Mặt khác, công ty cũng đã tìm được nguồn tài trợ dài hạn để đầu tư vào xây dựng và kinh doanh chung cư, công ty đang tiến hành thi công và bước đầu cũng rất khả quan, thu hút được sự đầu tư góp vốn mua chung cư của các khách hàng.

Từ thực trạng của công ty trong thời gian qua và bức tranh khả quan trong những tháng đầu năm 2007, chúng tôi đề nghị tiến hành làm các thủ tục về cổ phần hoá ngay trong cuối năm 2007. Đề ra mục tiêu đầu năm 2008, công ty phải tiến hành xong công tác CPH và đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.

Công Ty Thi Công Cơ Giới: Công ty này hiện nay đang gặp khó khăn về tài chính rất lớn: Nợ khách hàng quá hạn thanh toán lớn, nợ gốc và lãi vay phải trả ngân hàng quá hạn cao, đã gia hạn nhiều lần. Từ đó mất uy tín với các ngân hàng, không thể tiếp tục vay vốn để hoạt động SXKD, Vì vốn điều lệ của Công ty rất thấp chủ yếu là vốn vay, do đó việc không vay được vốn Ngân hàng, không tiếp tục mua chịu được từ các khách hàng, từ đó làm ngưng trệ toàn bộ hoạt động SXKD của Công ty. Đến thời điểm hiện nay, không có tiền để chi lương, chủ yếu sống nhờ dựa vào TCT.

Vì vậy, đối với Công ty thi công cơ giới chúng tôi đề nghị phải thực hiện một trong các biện pháp sáp nhập, hợp nhất hoặc giao, bán, khoán, cho thuê. Nếu không có đối tượng tham gia mua hoặc thuê, thì tốt nhất nên tuyên bố phá sản. Theo mục 3, khoản III, phần A trong tiêu chí danh mục phân loại Công ty

Nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc TCT Nhà nước ban hành

kèm theo Quyết định số 155/2004/QĐ-TTG ban hành ngày 24/08/2004, quy định: “Đối với công ty Nhà nước kinh doanh bị thua lỗ hai năm liên tiếp, không có

khả năng trả được các khoản nợ đến hạn thì thực hiện phá sản”. Điều này nên

giải quyết sớm và dứt điểm, vì nếu để lâu sẽ là ảnh hưởng đến uy tín cũng như sự trì trệ của TCT. Thực trạng hiện nay các DNNN rất hạn chế tuyên bố phá sản, một mặt vì sợ trách nhiệm của Ban lãnh đạo Doanh nghiệp đó, mặt khác vì sợ về trách nhiệm của Bộ chủ quản trực tiếp. Phải chấp nhận thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm đểø giải quyết những tồn đọng cũ của lối làm việc kém năng động, không hiệu quả. Có như vậy thì tương lai mới phát triển vững mạnh được. Một TĐKT trong thời buổi hội nhập như hiện nay, nếu vấn đề này không được khắc phục thì sẽ phải gánh chịu hậu quả là tự đào thải mình ngay trên “sân nhà”.

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế và mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 51 - 53)