Giải pháp phát triển Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 thành TĐKT mạnh 1 Định hướng phát triển cho toàn Tổng công ty

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế và mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 58 - 60)

II. ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 186.719 80,

B TSCĐ & ĐẦU TƯ DÀI HẠN 1.262.781 1,226,

3.2.2. Giải pháp phát triển Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 thành TĐKT mạnh 1 Định hướng phát triển cho toàn Tổng công ty

3.2.2.1. Định hướng phát triển cho toàn Tổng công ty

Để Tổng Công ty phát triển thành Tập đoàn kinh tế mạnh vấn đề cơ bản và đầu tiên là Tổng Công ty phải định hướng phát triển cho Tổng Công ty, cho từng thành viên của Tổng Công ty và cho cả tập đoàn. Việc định hướng phát triển cho Tổng Công ty cần xác định ba vấn đề cốt lõi: lĩnh vực, phương pháp và phương tiện. Cụ thể:

-(A) Tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực chủ yếu nào? (Lĩnh vực)

-(B) Để thành công ở lĩnh vực đó, Tổng công ty cần phải làm chủ được năng lực lõi và tay nghề gì? (Phương pháp).

-(C) Để có được và nhằm phát huy tối đa hiệu năng của năng lực lõi và tay nghề chuyên môn đó, Tổng công ty cần phải tổ chức phân bổ các nguồn lực như thế nào? (Phương tiện).

Việc định vị nghề nghiệp và lĩnh vực hoạt của Tổng công ty vừa phản ánh lĩnh vực Tổng công ty đang hoạt động và vừa phản ánh hình ảnh và dự án mà Tổng công ty sẽ có về lĩnh vực hoạt động của mình. Từ đó vạch đường cho Tổng công ty định vị được một cách chinh xác và hiệu quả các năng lực lõi và tay nghề chuyên môn cần thiết đang có và phải có.

Cần phải xác định rõ về năng lực lõi và tay nghề chuyên môn và tay nghề tiềm ẩn.

-Năng lực lõi là tất cả các kiến thức, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm cơ bản cho hoạt động của Tổng công ty và mang đến cho Tổng công ty tính đặc thù riêng biệt.

-Tay nghề chuyên môn là tất cả các kiến thức, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm để vận hành Tổng công ty trên cơ sở phát huy cái lõi có tính đặc thù của Tổng công ty.

-Tay nghề tiềm ẩn là tất cả các kiến thức, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy được từ việc sử dụng năng lực lõi và tay nghề chuyên môn trước nay của Tổng công ty mà chưa được tận dụng hết mức.

Khi xác định năng lực lõi và tay nghề chuyên môn cần phải đạt đến một mức độ mà doanh nghiệp khác không có, phải có khả năng tạo ra sự khác biệt hóa giữa Tổng công ty so với các doanh nghiệp khác. Năng lực lõi và tay nghề chuyên môn phải thật sự mang đến cho thị trường và cho khách hàng những giá trị gia tăng rõ rệt. Ví dụ năng lực lõi và tay nghề chuyên môn của tập đoàn Sony là điện tử phục vụ cho thông tin và giải trí, của tập đoàn Honda là động cơ, của Unilever là sản phẩm đồ vệ sinh cá nhân và thực phẩm dinh dưỡng…

Khi đã định vị được lĩnh vực hoạt động, năng lực lõi, tay nghề chuyên môn và tiềm ẩn, Tổng công ty cần phải xây dựng cấu hình tối ưu nhất trong việc kết hợp năng lực lõi và tay nghề chuyên môn và tiềm ẩn nhằm phát huy hết sức mạnh của Tổng công ty để phát triển trong thị trường hiện có và mở cho Tổng công ty sang thị trường mới. Mặt khác, cần trang bị thêm cho Tổng công ty những năng lực lõi và tay nghề chuyên môn mới để Tổng công ty có khả năng phát triển hơn nữa trong thị trường hiện tại và chuẩn bị sẵn sàng để tiến công vào các thị trường mới trong tương lai.

Để định hướng phát triển cho toàn TCT có hiệu quả thực sự và mang tính khả thi cao, Tổng công ty phải tận dụng kinh nghiệm quản lý của Ban lãnh đạo

Tổng công ty và của tất cả các công ty thành viên, kết hợp với việc thuê các chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Tập đoàn kinh tế và mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w