I/ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại Việt Nam (Trang 65 - 69)

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

1. Những điểm mạnh của quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt Nam tại các NHTM Việt Nam

1.1. Thích ứng nhanh với biến động của thị trường

Hiện nay hầu hết các NHTM Việt Nam đang ở giai đoạn đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử, tuy nhiên việc triển khai diễn ra trên phạm vi hẹp, chủ yếu ở các thành phố lớn. Với một số lượng ngày càng nhiều các NHTM tham gia cung cấp dịch này thì thật khó cho các ngân hàng giành được thị phần lớn. Nhưng đây có thể coi là một trong những thuận lợi của các ngân hàng. Bởi vì với thị phần nhỏ như vậy, sự biến động của thị trường ảnh hưởng không nhiều đến các hoạt động của ngân hàng, ngân hàng có thể nhanh chóng đưa ra các biện pháp thích ứng được với những biến động đó.

1.2. Bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề an toàn, bảo mật

Với tính chất phức tạp của hoạt động ngân hàng điện tử, các ngân hàng đã nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề an toàn bảo mật thông tin của khách hàng. Trong dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng của Ngân hàng thế giới một số ngân hàng như Agribank, Vietcombank…đã xây dựng chính sách an ninh cho hệ thống thông tin. Các ngân hàng đã bắt đầu trang bị máy Camera cho hệ thống máy ATM, theo đó các vụ khiếu nại sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn và làm hài lòng cả 2 bên. Khách hàng không phải ẩm ức vì không hiểu sao mình lại mất tiền, còn ngân hàng sẽ giải quyết được khiếu nại trong thời gian ngắn nhất mà vẫn giữ được lòng tin của khách hàng.

1.3. Ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch dễ hiểu

Hệ thống các thiết bị đầu cuối được cài đặt phần mềm dễ sử dụng. Với cả chức năng tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó có những máy ATM hỗ trợ chức năng giọng nói đã tạo điều kiện cho mọi người dân dễ dàng sử dụng dịch vụ.

2. Những hạn chế của quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt Nam các NHTM Việt Nam

2.1. Những hạn chế trong quản trị rủi ro chiến lược

Công tác đánh giá rủi ro còn yếu. Các kế hoạch phát triển dịch vụ của

không ước lượng được mức độ thiệt hại cho phép, do đó chưa đề xuất cụ thể các biện pháp giám sát và phòng chống rủi ro.

Sản phẩm, dịch vụ dơn điệu. Các tiện ích trên các kênh phân phối tương

đối giống nhau, đặc biệt các kênh phân phối mới như Internet-banking, phone- banking,…chủ yếu để tra cứu thông tin, mà chưa có tiện ích giao dịch. Giữa các ngân hàng chưa có sự khác biệt lớn nên không tạo được lợi thế cạnh tranh riêng. Có trường hợp, khi một ngân hàng triển khai một dịch vụ mới thì ngân hàng khác nhanh chóng bắt chước, nhưng thiếu chiều sâu về đầu tư công nghệ, điều này dẫn đến mất lòng tin ở người tiêu dùng.

2.2. Những hạn chế trong quản trị rủi ro hoạt động

Vấn dề bảo mật, an toàn chưa tốt. Các biện pháp xác thực giao dịch của

khách hàng còn dơn giản. Phương pháp phổ biến nhất hiện nay các ngân hàng áp dụng là thông qua mật khẩu, số PIN gây bất tiện cho khách hàng cũng như tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao lấy cắp thông tin tài khoản. Mặt khác, trong hoạt động kinh doanh thẻ, các ngân hàng vẫn còn chậm chạp trong việc chuyển đổi từ công nghệ thẻ từ sang thẻ chip.

2.3. Những hạn chế trong quản trị rủi ro uy tín và pháp lý

Chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng. Hầu hết các ngân

hàng đều thừa nhận việc chạy đua mở rộng thị phần khiến họ chưa quan tâm đúng mức đến cảnh báo khách hàng về các rủi ro khi tham gia giao dịch trực tuyến. Tại các điểm giao dịch hay trên website của ngân hàng, hầu như không có hướng dẫn an toàn khi sử dụng dịch vụ mà chỉ hướng dẫn về cách sử dụng dịch vụ. Chẳng hạn, khi khách hàng mới sử dụng thẻ, thông thường ngân hàng phải cung cấp cho khách hàng bản hướng dẫn cụ thể về nguy cơ, thiết lập mật khẩu, trách nhiệm của mỗi bên… như tờ phụ lục của hợp đồng, thì tại Việt Nam, các ngân hàng chỉ cung cấp tờ quảng cáo giới thiệu về dịch vụ, về ngân hàng mà không quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên, nếu có hướng dẫn cho khách hàng cách sử dụng và bảo mật thẻ thì thường là nói miệng. “Một thị trường thẻ còn

mới hình thành thì việc quá nhấn mạnh đến rủi ro có thể khiến khách hàng không dám dùng thẻ” là lời giải thích ngân hàng đưa ra cho vấn đề này.

Khâu giải quyết khiếu nại khách hàng chưa tốt. Trong phần lớn các vụ

khiếu nại liên quan tới rủi ro sử dụng thẻ, nguyên nhân được chỉ ra ngân hàng đều xuất phát từ khách hàng, do họ không thận trọng khi bảo quản thẻ và mã số bí mật, do họ quên các khoản mình đã chi tiêu... Song có những trường hợp không đầy đủ chứng cớ cho thấy rủi ro không xuất phát từ phía khách hàng nhưng ngân hàng phủ nhận trách nhiệm của họ. Trong khi đó, tại nhiều quốc gia, nếu không chứng minh được hành vi gian lận của khách hàng thì ngân hàng phải hoàn toàn hứng chịu tổn thất đo. Vì thế đã hình thành dư luận không tốt: nếu xảy ra rủi ro, ngân hàng luôn luôn đúng, còn khách hàng luôn luôn chịu thiệt. Nhiều khách hàng đã nảy sinh tâm lý bất an, thậm chí có người còn từ chối sử dụng thẻ để phòng rủi ro.

Mức độ sẵn sàng cung cấp dịch vụ chưa cao. Những sự cố từ chối dịch

vụ vẫn thường xảy ra như máy hết tiền, mất điện… gây không ít bất tiện cho khách hàng. Một số ngân hàng cắt điện máy ATM ở những khu vực có nhu cầu thấp vào ban đêm làm mất đi ý nghĩa dịch vụ 24/7 của ATM. Thực tế pháp luật Việt Nam chưa có quy chế nào yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng cũng như chưa có biện pháp để bảo vệ người tiêu dùng.

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại Việt Nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w