I / XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM VIỆT NAM
Theo một điều tra của NH Thế giới (WB), tại Việt Nam, 70% lượng tiền nhàn rỗi trong dân vẫn nằm trong tủ các gia đình, 90% thanh toán của NH vẫn sử dụng tiền mặt, 50% doanh thu của các NH vẫn đến từ các thành phố lớn... Đây chính là một tiềm năng rất lớn, nhất là dịch vụ thẻ ATM mà các NH cần khai thác. Và đề án “Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010” của Chính phủ là một dấu hiệu lạc quan báo trước nhu cầu tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới đối với việc phát triển các kênh phân phối điện tử tại thị trường Việt Nam.
1. Xu hướng phát triển của ATM-banking
Nếu so sánh với các nước khác trong khu vực thì thì trường thẻ Việt Nam còn rất nhỏ bé.
Bảng 2: So sánh thị trường thẻ Việt Nam và quốc gia khác
Thị trường Việt Nam Thái Lan Châu Á TBD
Máy ATM 3.000 21.500 272.500
POS 14.500 191.700 22.263.000
Nguồn: Thống kê của Visa đến 31/12/2006
Trên thực tế, theo kinh nghiệm phát triển dịch vụ ATM ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, việc xây dựng một liên minh thẻ là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm thúc đẩy thị trường thẻ phát triển mạnh mẽ, có định hướng rõ ràng theo một chuẩn mực chung. Nhờ đó, tăng tiện ích cho khách hàng và quan trọng hơn là hạn chế các rủi ro và tiết kiệm chi phí cho các bên tham gia thị trường. Đối với thị trường Việt Nam Nhu cầu hình thành liên minh thẻ hợp nhất ngày càng trở nên bức thiết.
Có thể thấy, ý nghĩa lớn nhất của việc đưa vào vân hành các hệ thống chuyển mạch là gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ ATM. Khách hàng không còn bận tâm tìm, chọn các thiết bị chấp nhận thẻ của đúng nhà phát hành dịch vụ, mà chỉ cần đến nơi có thiết bị chấp nhận thẻ gần nhất để thực hiện các giao dịch của mình. Mặt khác, chính việc vận hành hệ thống này còn giúp các tổ chức ngân hàng cùng nhau chia sẻ hạ tầng trang thiết bị kỹ thuật công nghệ phục vụ cho dịch vụ thanh toán thẻ mà mình đã bỏ ra nhiều nguồn lực để đầu tư. Với xã hội, với nền kinh tế sẽ sớm có được một hạ tầng dịch vụ thanh toán thẻ đa tiện ích thống nhất, rộng khắp mọi địa bàn lãnh thổ, phục vụ nhu cầu thanh toán của đông đảo mọi công dân trong xã hội. sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cổ phần có qui mổ hoạt động nhỏ, nguồn lực tài chính có hạn cũng có thể tham gia phát hành thẻ phục vụ nhu cầu khách hàng của mình.
Bên cạnh đó, các ngân hàng tiếp tục duy trì các ứng dụng hiện tại của hệ thống giao dịch tự động ATM, triển khai các ứng dụng mới: chuyển tiền khác hệ thống, giao dịch mua bán chứng khoán, mua thẻ. cần hợp tác và chia sẻ thông tin khách hàng. bởi trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng rủi ro rất cao, cần phân tán qua hình thức hợp tác.
Trong thời gian tới, thẻ ATM không chỉ đơn thuần là để rút tiền mặt. Thay vào đó, các ngân hàng đang đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp để cho ra đời các loại thẻ liên kết với nhiều tiện ích như: chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, mua sắm,…
2. Xu hướng phát triển của Internet-banking
Trong thời gian qua, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh. Năm 2005 đánh dấu tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam vượt ngưỡng trung bình của Châu Á (9,87%) thì đến cuối năm 2006 đã đạt ngưỡng trung bình của thế giới (16,8%)32. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử qua Internet.
Hình 6: Phát triển người dùng Internet 2001-2006
Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam tháng 12/2006, www.vnnic.net.vn
Một số ít các ngân hàng ở Việt Nam đã triển khai hệ thống Internet Banking nhưng chỉ cung cấp được dịch vụ cơ bản là tra cứu số dư tài khoản, lịch sử giao dịch. Trong khi hệ thống Internet Banking ở các ngân hàng nước ngoài có khả năng cung cấp rất nhiều dịch vụ: thanh toán hoá đơn, chuyển khoản, thanh toán séc. Thậm chí hệ thống Internet Banking ở các nước còn phục vụ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp với rất nhiều dịch vụ như: cho vay, thanh toán, quản lý tiền mặt, mở L/C…
Nếu xét đến các chỉ số chi phí, hiệu quả đầu tư. Việc mở rộng hệ thống kênh thanh toán và mạng lưới phục vụ khách hàng thường đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn do đó ngân hàng phải cân nhắc hiệu quả đầu tư. Lấy ví dụ hệ thống Internet Banking. Hệ thống Internet Banking có thể đồng thời phục vụ hàng triệu khách hàng. Chỉ số “chi phí đầu tư cho việc phục vụ một khách hàng” của hệ thống Internet Banking chỉ dưới 1$ - nghĩa là hiệu quả cao hơn gấp nhiều lần so việc mở một chi nhánh hay đầu tư hệ thống Call Center. Chỉ số “chi phí đầu tư cho việc phục vụ một khách hàng” tương ứng khi mở một chi nhánh và khi xây dựng hệ thống Call Center là khoảng 500$ và 5$. Trong thời đại “nhanh
sống, chậm chết” này, thời gian từ lúc thai nghén ý tưởng cho đến lúc đưa sản phẩm ra thị trường cũng là một chỉ số cần được ngân hàng quan tâm.
Hình 7: Chi phí đầu tư cho việc phục vụ một khách hàng
Nguồn : Hội thảo Banking Vietnam 2007
Bảng 3: Chi phí trung bình cho một giao dịch ngân hàng
Chi phí trung bình/giao dịch
Chi nhánh 1,07$
Phone-banking 0,55$
ATM-banking 0,27$
Home-banking 0,02$
Internet-banking 0,01$
Nguồn: Điều tra của Booz, Allen và Hamilton 2000
Như vậy, phát triển kênh phân phối qua Internet hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cả ngân hàng lẫn khách hàng. Nắm bắt được xu thế đó, một số ngân
Chi nhánh Chi nhánh > 500$ > 500$ Call Center Call Center > 5$ > 5$ Internet Internet Banking Banking < 1$ < 1$
hàng đã có kế hoạch phát triển dịch vụ Internet-banking như Techcombank, ACB, VCB,…
Dịch vụ Internet-banking có thể được phát triển theo 2 cách thức:
Ngân hàng thương mại theo mô hình truyền thống thiết kế Website và cung cấp dịch vụ ngân hàng qua Internet bổ sung cho các kênh phân phối truyền thống.
Thành lập ngân hàng trực tuyến chỉ tồn tại trên môi trường mạng, cung cấp dịch vụ 100% thông qua mạng Internet. Ngân hàng ảo có thể cho phép khách hàng mở tài khoản và rút tiền thông qua máy ATM hoặc các kênh phân phối từ xa của các tổ chức khác.
II / MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
1. Về phía Nhà nước
1.1. Ban hành các văn bản pháp lý, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử hàng điện tử
Chúng ta mới đang tiến những bước đầu trong phát triển thương mại điện tử nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng, và cân phải xây dựng một nền tảng pháp lý cho các hoạt động này phát triển.
Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội ban hành vào ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2006 đã có tác động rất lớn đến hoạt động giao dịch điện tử. Về cơ bản, luật Giao dịch điện tử đã bao quát được hầu hết các khía cạnh trong giao dịch thương mại điện tử như thừa nhận tính pháp lý của thông điệp điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực điện tử, hợp đồng điện tử, thanh tra và điều khoản giải quyết tranh chấp, vi phạm. Tuy nhiên, Giao dịch điện tử vẫn không thể hiện hết những đặc trưng riêng của thương mại điện tử, do vậy cần văn bản dưới luật. Nghị định về Thương mại điện tử do Chính phủ ban hành ngày 09/06/2006 là nghị định đầu tiên cụ thể hoá luật giao dịch điện tử. Nghị định tập trung vào chứng từ điện tử và quản lý Nhà nước về Thương mại điện
tử. Hiện tại, ngành Ngân hàng đã ban hành các văn bản dưới luật làm cơ sở cho hoạt động ngân hàng điện tử an toàn và hiệu quả hơn:
+ Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN quy định về nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử ban hành ngày 31/7/2006.
+ Quyết định số 04//2006/QĐ-NHNN quy định về quy chế an toàn , bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng ban hành ngày 18/01/2007
+ Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong ngành ngân hàng ban hành ngày 08/3/2007
Bên cạnh đó là việc hoàn thiện các quy định pháp luật quy định cụ thể từng loại hình E-banking, về quyền và nghĩa vụ của tưng bên tham gia giao dịch NHĐT, cũng với những quy định về ứng dụng và phát triển thương mại điện tử như bảo mật, quyền sở hữu trí tuệ, luật bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân, bảo vệ người tiêu dùng, về an ninh, tội phạm máy tính…phù hợp với thông lệ quốc tế.
1.2.Định hướng thống nhất về áp dụng nền tảng công nghệ và tiêu chuẩn an toàn cần thiết
Cơ chế chính sách phù hợp chuẩn mực quốc tế là cơ sở định hướng để các ngân hàng tiến hành hiện đại hoá. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước phải định hướng về phát triển công nghệ làm cơ sở cho các TCTD thực hiện thống nhất. Ban hành các cơ chế, nghiệp vụ hoạt động theo chuẩn mực quốc tế để khi các ngân hàng hiện đại hoá công nghệ thì các quy định này được áp dụng tương thích với công nghệ hiện đại.
NHNN nên có định hướng thống nhất về việc áp dụng nền tảng công nghệ và tiêu chuẩn an toàn cần thiết để phát triển của hệ thống thanh toán hiện đại và an toàn; xây dựng cơ chế phối hợp trong việc phát hiện sớm, phòng ngừa hiện tượng, hành vi gian lận và giả mạo thẻ; xây dựng những quy định về dự phòng rủi ro cho các ngân hàng trong lĩnh vực ngân hàng điện tử nói chung và rủi ro về hoạt động nói riêng là vấn đề cấp bách, quan trọng hiện nay nhằm tạo thuận lợi cho các ngân hàng đã, đang và sẽ tham gia vào các kênh phân phối
điện tử tại Việt Nam. Song song bên cạnh đó cần thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng, tạo sự thống nhất và giảm thiểu chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chíp.
1.3. Tăng cường đầu tư và phát triển hạ tầng về viễn thông, thông tin
Để tăng cường hỗ trợ dịch vụ NHĐT, cần nâng cao hệ thống thông tin- viễn thông theo một số hướng sau:
-Tiến hành nâng cấp hệ thống truyền thông và thông tin quốc gia, đảm bảo nâng cao và duy tri ổn định đường truyền điện thoại, đường truyền Internet. Đồng thời tiếp tục mở rộng hệ thống thông tin và viễn thông trong cả nước, tạo điều kiện người dân tiếp xúc nhiều hơn với các công nghệ truyền thông và thông tin. Cho phép tăng thêm các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại, tăng cường cạnh tranh để nâng cao chât lượng dịch vụ và giảm giá dịch vụ.
- Nghiên cứu và thử nghiệm các sản phẩm phần cứng, phân mềm trong dịch vụ NHĐT, trong công tác bảo mật ở các mức độ khác nhau.
- Chuẩn hoá thông tin và các hệ thống thông tin trong từng lĩnh vực, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc trao đổi và sử dụng chung các cơ sở dữ liệu, các hệ thông thông tin trong nước.
2. Về phía các ngân hàng thương mại
2.1. Quản trị rủi ro chiến lược
2.1.1. Lựa chọn phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Không phải ngân hàng nào có đầy đủ các sản phẩm dịch vụ thì mới được xem là một ngân hàng hiện đại. Vấn đề là tùy theo đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng; tùy chiến lược kinh doanh; tùy từng đối tượng khách hàng, khách hàng mục tiêu, khách hàng triển vọng mà phát triển những dịch vụ tương ứng. Có những ngân hàng chuyên cung cấp dịch vụ bán buôn, có ngân hàng chuyên cung cấp dịch vụ trọn gói và có những ngân hàng chuyên cung cấp dịch vụ bán lẽ. Ở đây, đề cập đến dịch vụ thanh toán thẻ, như chúng ta biết những tiện ích từ dịch vụ thẻ mà NH cung cấp cho khách hàng được xem là tiêu chí đánh giá trình
độ phát triển ngân hàng ở mức độ nào: một là, sự tiện ích, tính đa năng, đa dụng của thẻ là tiêu chí để xem rằng thẻ đó thực sự là sản phẩm dịch vụ hiện đại hay chỉ là thẻ ATM thông thường; hai là tiêu chí đánh giá trình độ công nghệ của ngân hàng đó hiện đại chưa.
Song, chất lượng dịch vụ có tính quan trọng hơn. Bởi vì nếu như chất lượng dịch vụ không đảm bảo, không được nâng cao, thì sự đa dạng và phát triển các dịch vụ sẽ không có ý nghĩa khi không được khách hàng chấp nhận sử dụng. Mặt khác sự cạnh tranh về dịch vụ giữa các ngân hàng ngày càng được nâng lên và mỗi NH càng cố gắng giũ vững thị phần của từng loại dịch vụ. Để đạt được mục tiêu đó, ngoài việc sự đa dạng dịch vụ, nghiệp vụ Marketing, uy tín và thương hiệu của ngân hàng, quy mô và màng lưới của ngân hàng còn tùy thuộc vào trình độ ứng dụng công nghệ
2.1.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh trong tầm trung và dài hạn
Việc ứng dụng công nghệ phải đi liền với việc ngân hàng xây dựng được chiến lược kinh doanh trong tầm trung và dài hạn. Nếu với kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn hoặc chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt, thì với những công nghệ đơn giản, các ngân hàng có thể thực hiện ở các mức độ ghi chép, xử lý các giao dịch đơn giản, không kết nối liên chi nhánh được, không phát triển các dịch vụ hiện đại, không quản trị kinh doanh ngân hàng được, không nối kết thông suốt với các ngân hàng khác…Với cách làm này vừa tốn chi phí, vừu không hiệu quả. Do đó, ngân hàng cần xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng một chiến lược kinh doanh, xác định khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng để từ đó có sự ứng dụng công nghệ tương ứng phù hợp. Có thể ngay bây giờ công nghệ được ứng dụng chưa được khai thác hết tính năng, công dụng nhưng nó sẽ phát huy trong tương lai. hệ của từng ngân hàng.
2.1.3. Chú trọng chất lượng về nhân sự
Ngành ngân hàng Việt Nam đã nhận thức rõ được xu thế hội nhập hiện nay, ngoài việc thiết lập một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có khả năng sử dụng CNTT và có kiến thứ vê
CNTT hiện đại trong ngành ngân hàng càng trở nên cần thiết. Thực tế hiện nay là nguồn cán bộ làm công tác CNTT tại các ngân hàng chủ yếu được đào tạo theo 2 hình thức:
- Thứ 1, những người được đào tạo chuyên về CNTT , sau về công tác tại các ngân hàng được cử đi đào tạo thêm về kiến thức kinh tế và nghiệp vụ.
- Thứ 2, các cử nhân kinh tế/ngân hàng sau một thời gian công tác tại ngân hàng được cử đi học thêm về CNTT.
Cả hai loai hình đào tạo này đều có chung nhược điểm là lãng phí về mặt thời gian và chi phí cũng như thiếu tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu trước mắt, đây cũng là giải pháp tạm thời khắc phục tình trạng thiếu hụt số lượng nhân viên CNTT trong quá trình phát triển dịch vụ NHĐT. Do vậy, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 lĩnh vực ngân hàng và CNTT để có thể:
Nâng cao trình độ công nghệ thông tin của nhân viên nghiệp vụ và nhà quản trị các ngân hàng, giúp họ có khả năng chủ động định hướng, lựa chọn những công nghệ mới nhất cho ngân hàng