Quan tâm đúng mức và thiết lập quy trình giám sát các

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại Việt Nam (Trang 79 - 80)

I / MỘT SỐ GẢ PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN

2. Về phía các ngân hàng thương mại

2.1.3. Quan tâm đúng mức và thiết lập quy trình giám sát các

Ngân hàng tin tưởng vào các đối tác và các nhà cung cấp dịch vụ nhằm triển khai các chức năng quan trọng của E-banking, nhưng trong số đó nhiều chức năng, sản phẩm nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp của ngân hàng. Vì vậy, cần thiết phải có một quy trình quản lý rủi ro tổng thể đối với các hoạt động của các đối tác và các nhà cung ứng dịch vụ.

Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, các mối quan hệ của ngân hàng với bên ngoài có xu hướng tăng cả về quy mô và tính phức tạp do sự phát triển của CNTT và E-banking. Hơn nữa, các dịch vụ E-banking ngày càng hiện đại, tất yếu càng phụ thuộc vào các đối tác công nghệ.

Những vấn đề liên quan đến nghiên cứu rủi ro và những khả năng giám sát quản lý rủi ro của ngân hàng đối với bên thứ 3 gồm:

• Phải lường trước những rủi ro có thể phát sinh khi tham gia hợp tác với các đối tác tham gia triển khai các ứng dụng và hệ thống E-banking.

• Đánh giá năng lực và khả năng tài chính của nhà cung ứng dịch vụ trước khi ký kết hợp đồng thực hiện dịch vụ E-banking.

• Hợp đồng cần phải xác định rõ trách nhiệm của của tất cả các bên tham gia.

• Chính sách bảo mật và cơ chế quản lý rủi ro của các hệ thống E – Banking liên quan phải đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn của chính ngân hàng.

• Công tác thẩm kế nội bộ và/hoặc kiểm toán độc lập phải được thực hiện theo định kỳ.

• Có các phương án cụ thể khả thi, kế hoạch dự phòng thích hợp đối với các hoạt động E-banking.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại Việt Nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w