Thiết lập cơ chế giám sát quản lý rủi ro hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại Việt Nam (Trang 77 - 79)

I / MỘT SỐ GẢ PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN

2.1.4.Thiết lập cơ chế giám sát quản lý rủi ro hiệu quả

2. Về phía các ngân hàng thương mại

2.1.4.Thiết lập cơ chế giám sát quản lý rủi ro hiệu quả

- Khi xem xét các dự án E-banking, nhà quản lý cần phải phân tích kỹ, đánh giá đúng sự ảnh hưởng đến chiến lược phát triển, quản lý rủi ro của ngân hàng. Nếu đánh giá quá thấp ảnh hưởng của dự án, ngân hàng có thể sẽ gặp nhiều rủi ro; nếu đánh giá quá cao thì chi phí ngân hàng phải trả cho đầu tư ban đầu để xây dựng E-banking sẽ tăng.

- Thực hiện E-banking, các nhà quản lý và cán bộ ngân hàng cần nhận thức đầy đủ tính chất phức tạp của các ứng dụng E-banking và phải có kiến thức nhất định về kỹ thuật, công nghệ ngân hàng. Điều này là cần thiết cho dù các hệ thống và các dịch vụ E-banking của ngân hàng đó được quản lý trực tiếp hay thuê dịch vụ của bên thứ ba. Các quy trình giám sát cần được thực hiện thường xuyên, hiệu quả nhằm phát hiện và xử lý kịp thời bất kỳ rủi ro phát sinh hay mọi xâm nhập bất hợp pháp có thể xuất hiện trong các hệ thống E-banking.

- Các quy trình quản lý rủi ro đối với các hoạt động E-banking phải được tích hợp trong cơ chế quản lý rủi ro chung của ngân hàng. Đồng thời các chính sách và quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng cần được thường xuyên xem xét đánh giá, chỉnh sửa, nâng cấp kịp thời nhằm đảm bảo tính phù hợp và đủ khả năng xử lý những rủi ro mới phát sinh trong các hoạt động E-banking ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Những nội dung cần xem xét gồm:

+ Đánh giá rủi ro liên quan đến E-banking của các tổ chức ngân hàng. + Thiết lập cơ chế báo cáo, quy trình, lịch trình công việc bảo đảm công tác an ninh và quản lý các hoật động ngân hàng được thực hiện một cách hợp lý (hẳng hạn như: sự xâm nhập mạng trái phép, vi phạm bảo mật của nhân công và mọi sự lạm dụng thái quá trong việc sử dụng máy tính).

+ Phát hiện các nhân tố tiềm ẩn rủi ro để từ đó đưa ra các phương án bảo đảm an ninh, tính toàn vẹn và nguyên bản của các sản phẩm, dịch vụ E-banking.

- Đối với việc triển khai các hoạt động E-banking quốc tế, cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp lý của các quốc gia liên quan về việc đăng ký kinh doanh, đăng ký sản phẩm, giám sát và các yêu cầu bảo vệ khách hàng và thực hiện phân

- Quy mô và cấu trúc của quy trình quản lý rủi ro của mỗi ngân hàng có thể khác nhau phụ thuộc vào quy mô và tính phức tạp của các hoạt động E – Banking tương xứng với chức năng giao dịch và tầm quan trọng của các hệ thống, sự ảnh hưởng của mạng và tính nhạy cảm của thông tin được xử lý.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử tại Việt Nam (Trang 77 - 79)