Khả năng sinh lợ

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính xí nghiệp may Minh hà (Trang 41 - 42)

3. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

3.6. Khả năng sinh lợ

Trong phần trước, chúng ta đã phân tích các tỷ số đo lường khả năng thanh khoản, tỷ số quản lý tài sản, tỷ số quản lý nợ. Kết quả của các chính sách và quyết định liên quan đến thanh khoản, quản lý tài sản và quản lý nợ cuối cùng sẽ có tác động và được phản ánh ở khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Tỷ số về khả năng sinh lợi là một trong những tỷ số được các nhà quản lý doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Nó được coi như là những chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá tính sinh lợi vì nó liên quan đến tỷ lệ thu nhập trên số vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh. Tỷ số này càng cao càng tốt. Để đo lường khả năng sinh lợi chúng ta có thể sử dụng những tỷ số sau:

Bảng II.9. Các tỷ số sinh lợi

Chỉ tiêu Đ.vị 2007 2006

Chênh lệch

Giá trị %

1. Doanh thu thuần đồng 10,275,452,337 7,141,780,211 3,133,672,126 43.88 2. Lợi nhuận sau thuế đồng 521,875,413 450,964,944 70,910,469 15.72 3. Vốn kinh doanh bq đồng 5,044,917,978 4,059,194,463 985,723,515 24.28 4. Vốn chủ sở hữu bq đồng 1,297,294,497 1,164,934,807 132,359,690 11.36 5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 5.08 6.31 (1.24) (19.57) 6.Tỷ suất lợi nhuận trên TTS % 10.34 11.11 (0.77) (6.89)

7.Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH % 40.23 38.71 1.52 3.92

Các hệ số phản ánh hiệu quả tài chính trong năm 2007có thay đổi so với năm 2006. Cụ thể:

Tý số lợi nhuận biên- ROS: phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu, tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Do đó tỷ số này càng cao càng tốt, tỷ số lợi nhuận biên trong 2 năm 2007 giảm so với năm 2006, việc giảm lợi nhuận biên là do trong năm 2007 doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hang nhưng do năng lực sản xuất hạn chế nên doanh nghiệp phải thuê một số doanh nghiệp ngoài gia công, điều này làm giảm lợi nhuận nhận được. Hơn nữa, đặc thù ngành kinh doanh là may gia công nên giá trị gia tăng tạo

ra cho sản phẩm thấp điều này cũng thể hiện ở tỷ số lợi nhuận biên của doanh nghiệp thấp chỉ có hơn 5% so với doanh thu.

Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA: đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty, tất nhiên tỷ số này càng cao càng tốt. Tỷ số này trong năm 2007 không thay đổi nhiều so với năm 2006, tuy nhiên so với năm 2006 thấp hơn 0.77%.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu -ROE: đây là tỷ số quan trọng nhất, tỷ số này đánh giá mức sinh lợi trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu, như ở đây tỷ số ROE của năm 2006 là 38.71% thấp hơn so với năm 2007 là 40.23%.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính xí nghiệp may Minh hà (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w