Bảng tính các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính xí nghiệp may Minh hà (Trang 61 - 65)

CHỈ SỐ 2008 2007 mục tiêu

Khả năng thanh toán tức thời 0.32 2.03 Khả năng thanh toán nhanh 1.52 1.83 Khả năng thanh toán hiện thời 1.95 1.95

Vòng quay hàng tồn kho 22.10 20.22 24

Kì thu nợ bình quân 34.53 34.99 30

Vòng quay tổng tài sản 3.42 2.03 2.7

chỉ số nợ 0.68 0.75 0.7

lợi nhuận biên 2.5% 2.0% 2.5%

ROA 8.42% 4.10% 7.00%

ROE 23.81% 19.25% 25%

Sau khi thiết lập được báo cáo tài chính dự kiến năm 2008 và tính toán các chỉ số tài chính chủ yếu dự kiến cho xí nghiệp chúng ta bổ sung được những thông tin sau cho các nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp. Chúng ta có thể thấy vị thế tài chính dự kiến của doanh nghiệp khi so sánh các chỉ số với các năm trước và với chỉ số tài chính mục tiêu để đưa ra những nhận định:

Các chỉ số về tính thanh khoản của doanh nghiệp sau khi thực hiện hoạch định đã giảm so với năm 2007.

Chỉ số về vòng quay hàng tồn kho không đạt được so với mục tiêu đề ra. Kỳ thu nợ bình quân có giảm nhưng chưa đạt so với mục tiêu là 30 ngày. Vòng quay tổng tài sản lớn hơn nhiều so với dự kiến

Các chỉ số sinh lợi thì ROA và ROE đều tăng đáng kể, chỉ tiêu ROAvượt mục tiêu đề ra còn ROE thì chưa đạt. Để đạt được mục tiêu đề ra, xí nghiệp cần phải có những biện pháp cải thiện tình hình phù hợp.

2.1. Kiểm soát giảm hàng tồn kho

Trong hàng tồn kho của Xí nghiệp có một lượng lớn là thành phẩm lỗi hỏng vì vậy trong năm 2008, xí nghiệp có thể giảm khoản mục hàng tồn kho bằng cách tiến thanh lý số thành phẩm lỗi hỏng này càng sớm càng tốt nhằm tránh lãng phí do ẩm mốc mà phải huỷ bỏ, đồng thời xem xét, kiểm soát chặt chẽ hơn công tác kiểm kê kho, qua đó giảm được mức đầu tư vào hàng tồn kho và vì vậy có thể cải thiện được khả năng sinh lời của xí nghiệp. Để kiểm soát hàng tồn kho tốt hơn xí nghiệp nên bố trí lại kho bãi, tách riêng kho nguyên phụ liệu và kho thành phẩm, tránh để tình trạng như hiện nay là tất cả các loại vải, thành phẩm, phụ liệu để chung một cách lẫn lộn.

2.2. Giảm khoản phải thu dự toán

Để có thể vừa giữ được khách hàng, vừa đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải duy trì khoản phải thu ở một mức hợp lý. Khi xí nghiệp bán chịu hàng hóa sẽ khó tránh khỏi hiện tượng khách hàng nợ dây dưa khó đòi, một trong những nguyên nhân làm tăng các khoản phải thu, khi đó xí nghiệp mất thêm khoản chi phí cho việc đòi nợ. Chính điều này sẽ gây phí tổn cho xí nghiệp đồng thời việc đòi nợ cũng tạo sức ép đối với khách hàng. Qua phân tích năm 2007 khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động. Xí nghiệp nên đưa ra mức chiết khấu cũng như biện pháp thu hồi nợ hiệu quả để rút ngắn kỳ thu nợ nhờ đó giảm được khoản phải thu.

Kỳ thu nợ mục tiêu = Khoản phải thu bình quân × 360 / Doanh thu = 30 ngày

=> Khoản phải thu bình quân = 1,326,560 đồng

=> Khoản phải thu dự toán = 1,326,560 × 2 – 1,064,188 = 1,588,932 đồng

=> Chênh lệch khoản phải thu dự toán = - 400,908 đồng

Giả sử rằng một chính sách bán chịu chặt chẽ hơn, Xí nghiệp thu được số tiền này, khi đó ảnh hưởng của biện pháp này tới tình hình tài chính của xí nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Trước biện pháp Sau biện pháp Diễn giải

Kỳ thu nợ 34 30

Tiền Tăng Từ khoản phải thu giảm

Vay ngắn hạn 0 Vì thừa vốn nên không phải vay

Lãi vay Giảm Do trả được bớt nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính xí nghiệp may Minh hà (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w