Phân tích điểm mạnh điểm yế u SWOT

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính xí nghiệp may Minh hà (Trang 45 - 50)

Nói chung, do điều kiện môi trường kinh doanh của Việt Nam nên việc phân tích báo cáo tài chính gặp một trở ngại rất lớn là không có dữ liệu bình quân ngành để so sánh. Điều này làm giảm đi phần nào ý nghĩa trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Dựa vào đặc điểm thị trường ngành dệt may, những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai được xác định:

Xí nghiệp Minh Hà vẫn có được những thế mạnh sau:

+Xí nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng chuyên môn hoá tập trung vào 4 nhóm sản phẩm: áo sơ mi, váy, quần âu, quần áo trẻ em.

+ Có một số khách hang truyền thống lâu năm điều này đảm bảo cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục.

+Xí nghiệp có quan hệ bạn hang tốt biết liên kết để nâng cao cạnh tranh và uy tín trong quan hệ bạn hang.

+ Sản phẩm của xí nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng.

+ Công tác xây dựng định mức sản phẩm tốt, vừa tiết kiệm nguyên phụ liệu tránh hao hụt trong quá trình sản xuất đồng thời tận dụng được số nguyên phụ liệu mà khách hang cung cấp.

+Việc phải mua ngoài nguyên phụ liệu tạo được sự linh hoạt nhờ có thể chuyển đổi nhà cung ứng để chọn nguồn nguyên liệu giá rẻ và giảm được những rủi ro khi quá trình kinh doanh không thuận lợi.

+Xí nghiệp đã ký kết được hợp đồng dài hạn với tập đoàn thương mại Itochu Nhật Bản (Là thị trường phi quota đối với sản phẩm dệt may).

- Những khó khăn mà xí nghiệp may Minh Hà phải đối mặt:

+ Số lượng lao động bỏ việc khá cao (theo thống kê của phòng tổ chức hành chính năm 2007 là 244 người) nên công nhân có thâm niên và trình độ tay nghề cao ở xí nghiệp là rất ít. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động của toàn xí

+ Số lượng lao động có tay nghề và được đào tạo cơ bản ở các trường kỹ thuật tại doanh nghiệp là rất ít, phần lớn lao động là do doanh nghiệp đào tạo ngắn hạn từ 3-6 tháng sau đó đưa luôn vào sản xuất do đó chất lượng lao động không cao.

+ Phần lớn những máy móc đang được sử dụng tại xí nghiệp đều là những máy móc đã cũ kỹ, lạc hậu do đó không đảm bảo công suất, khiến cho xí nghiệp trong năm vừa qua đã bỏ lỡ mất một số hợp đồng gia công với khách hang mới.

+ Nguyên vật liệu xí nghiệp phải nhập từ nước ngoài do nền sản xuất các mặt hàng liên quan đến may mặc trong nước không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng khiến cho doanh nghiệp không chủ động được về mặt giá cả và nguồn nguyên vật liệu để đáp ứng các đơn hang.

+ Hoạt động marketing, xúc tiến thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

+ Trình độ quản lý cũng như sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng chưa nhịp nhàng trong công việc.

- Cơ hội:

+ Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Nền kinh tế nước nhà đã hội nhập với nền kinh tế Thế giới. Việc bãi bỏ hạn ngạch dệt may của tổ chức WTO đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong ngành dệt may Thế giới.

+ Ngành dệt may Việt Nam có thế mạnh lớn đó là chi phí nhân công rẻ, số lượng lao động dồi dào và tỉ mỉ trong công việc.

+Hiện nay khách hang Nhật quan tâm đến việc chia lẻ đơn hàng gia công cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ vì họ thích sự tỉ mỉ của lao động dệt may Việt Nam.

+ Nhu cầu về các sản phẩm dệt may trong nước đang tăng trưởng.

+ Từ trước đến nay, Chính phủ luôn coi ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn nên ngành dệt may vẫn được ưu tiên đầu tư.

Tuy nhiên Việt Nam lại phải đối mặt với những thách thức trong cạnh tranh lớn hơn:

+ Ngành dệt may nước nhà phải cạnh tranh với những nước thành viên khổng lồ của WTO, tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ vì giá cả của chúng ta kém cạnh tranh hơn, yếu tố thời trang kém đa dạng, linh hoạt. Hiện tại, các doanh nghiệp trong ngành

dệt may Việt Nam không thể đảm nhận được những đơn đặt hang trọn gói vì ngành dệt may Việt Nam không có cơ cấu cân đối giữa Dệt – May – và các ngành phụ trợ

+ Các khách hàng lớn thường thích tìm đến với những doanh nghiệp có quy mô từ 1000 lao động trở lên và có uy tín.

+ Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, yêu cầu của các khách hang ngày càng khắt khe.

+ Ngành may hiện nay cũng đang ở trong tình trạng chung của cả nước là tụt hậu về công nghệ sản xuất so với thế giới.

Bảng tổng hợp phân tích SWOT

Phân tích SWOT

Cơ hội

- Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế thế giới.

- Nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp.

- Khách hang Nhật Bản thích sự tỉ mỉ trong các sản phẩm dệt may Việt Nam

- Có sự quan tâm của chính phủ

Thách thức:

- Cạnh tranh lớn đặc biệt từ hang dệt may Trung Quốc.

- Yêu cầu chất lượng từ khách hang ngày càng cao.

- Ngành dệt may chưa xây dựng được thương hiệu trên thế giới.

Điểm mạnh

- Khách hang truyền thống lâu năm

- Quan hệ bạn hang

- Công tác xây dựng đinh mức sản phẩm tốt

- Linh hoạt chọn nhà cung ứng

- Tổ chức sắp xếp lại sản xuất.

- Giữ vững uy tín và tìm kiếm thêm khách hang mới.

- Tận dụng nguồn lực hiện có

-Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.

- Xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ.

Điểm yếu

-Trình độ lao động không cao

- Mở rộng sản xuất

- Nâng cao trình độ lao động - Chuyên môn hoá dòng sản

- Biến động nhân công - Máy móc thiết bị lạc hậu - Quản lý phối hợp giữa các bộ phận chưa nhịp nhàng. - Hoạt động marketing chưa quan tâm tới đúng mức. - Không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu.

phẩm gia công.

3.5.1. Đưa ra các chỉ số mục tiêu cho năm 2008

Dự trên những báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong những năm qua em tiến hành tính các chỉ số tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Đồng thời dựa vào mức dự báo của các chuyên gia trong ngành dệt may về mức tăng trưởng của thị trường dệt may trong nước cũng như thị trường dệt may gia công xuất khẩu. Với mức dự báo khả quan về tình hình tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam năm 2008 sẽ tăng trưởng ở mức 1.5% so với năm 2007, ngoài ra thị trường hàng may mặc đang xuất khẩu vào Nhật Bản có nhiều thuận lợi vì người dân Nhật Bản thích dùng những sản phẩm dệt may từ Việt Nam do giá cả tương đối và sản phẩm luôn đảm bảo yêu cầu chất lượng.

Hiện tại doanh nghiệp cũng đang bắt đầu có những kế hoạch xây dựng thêm nhà xưởng, mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng hết tốt hơn những yêu cầu mới của khách hàng đồng thời có thể chủ động tìm kiếm khách hàng mới để nâng cao kết quả cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của tổng công ty may Bình Minh, Xí nghiệp đưa ra những chỉ số tài chính mục tiêu cho năm 2008 cho doanh nghiệp như sau:

2006 2007 năm 2008 1. Hệ số thanh toán tức thời 1.06x 1.17x

2 Hệ số thanh toán nhanh 1.72x 1.83x

3 Hệ số thanh toán hiện hành 2.01x 2.03x

4 Vòng quay hàng tồn kho 12.26x 20.22x 24x

5 Kỳ thu nợ bán chịu 52.36 34.99 30

6 Vòng quay tổng tài sản 1.73 2.03 2.7

7 Chỉ số nợ 76.22% 74.87% 72%

8 Lợi nhuận biên – ROS 2.29% 2.02% 2.5%

9 Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản - ROA 3.95% 4.10% 7% 10 Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu - ROE 16.70% 19.25% 25%

Cùng với những chỉ số tài chính mục tiêu và những kết quả phân tích trên, Xí nghiệp nê tiến hành kiểm soát lại tình hình tài chính, bắt đầu bằng việc hoạch định tài chính

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính xí nghiệp may Minh hà (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w