Hoàn thiện các khung pháp lý cho quá trình chuyển đổi:

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình công ty mẹ - con trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.pdf (Trang 44 - 46)

Việc chuyển đổi từ công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ - con đang được áp dụng thí điểm đối với 46 doanh nghiệp, trong đó có 36 doanh nghiệp đã có

quyết định thực hiện thí điểm. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp nhiều lúng túng, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Theo điều 55 Luật DNNN 2003 và điều 19 Nghị định 153, cơ cấu của tổ hợp công ty mẹ-công ty con như sau:

− Công ty mẹ là công ty nhà nước được thành lập (hoặc chuyển đổi), tổ chức và hoạt động theo Luật DNNN 2003

− Các công ty con được thành lập (hoặc chuyển đổi), tổ chức và hoạt động theo quy định của các Luật khác tương ứng với hình thức pháp lý của từng công ty con (Luật doanh nghiệp 1999, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật nước ngoài).

Như vậy sẽ không có cáccông ty con là công ty nhà nước trong cơ cấu công ty mẹ-công ty con, theo Luật DNNN 2003, mà chỉ có các công ty do công ty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc trên 50% vốn điều lệ. Và:

Các công ty có một phần vốn góp dưới 50% vốn điều lệ của công ty mẹ, tổ chức dưới hình thức công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, có thể tham gia vào công ty mẹ-công ty con. Các công ty này được gọi là các công ty liên kết.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay có một số Tổng Công ty có các công ty con chưa kịp chuyển đổi nên vẫn còn là công ty nhà nước, hay như Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX), hiện đang tái cơ cấu theo mô hình công ty mẹ-con, trong đó có Công ty dệt may Hà Nội và Công ty May Việt Tiến là 2 đơn vị thành viên hạch toán độc lập là công ty nhà nước và cũng có quyết định chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ-con, công ty Dệt Phong Phú vẫn là DNNN..

Điều này đã trái với quy định của Luật DNNN năm 2003 (không cho phép công ty mẹ có một công ty nhà nước là công ty con ) do đó chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể cho các trường hợp này . Cụ thể là :

Ban hành quy định tạm thời cho phép trong công ty mẹ được chuyển đổi từ các Tổngcông ty (côngty mẹ cấp 1) có các công ty con là công tynhà nước –các công ty này cũng là các công ty mẹ được chuyển đổi từ các DNNN thành viên

(công ty mẹ cấp 2). Các công ty mẹ cấp 2 nàysẽ chuyển đổi hình thức pháp lý hoặc sởhữu và hoạtđộng hoặc theoLuật Doanh nghiệp 1999 trong mộtthời gian nhất địnhđược quy định rõtrong văn bản tạm thời nóitrên

Việc xây dựng khung pháp lý mới là những cơ sở ban đầu cho việc hình thành các mối quan hệ công ty mẹ-con. Ngoài ra cần phải triển khai rất nhiều công việc như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi không chỉ bằng các quy định pháp luật về tổ chức doanh nghiệp, mà cả các quy định pháp luật khác có liên quan như đất đai, tín dụng, sở hữu công nghiệp, bảo hộ thương hiệu, phát triển các thành phần kinh tế, phát triển các doanh nghiệp lớn có tiềm lực lớn hơn để trở thành công ty mẹ. Cần vừa mở rộng quyền góp vốn đầu tư nhưng cũng cần quản lý tốt phần vốn đầu tư ở các công ty con, công ty liên kết, đặc biệt cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu để phát triển các công ty con bên cạnh việc tăng cường tiềm lực tài chính, vốn tự tích luỹ của các công ty mẹ.

Một phần của tài liệu Phát triển mô hình công ty mẹ - con trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.pdf (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)