I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ TƯ VẤN DỊCH VỤ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ.
6 Trung tâm Sửa chữa, Bảo dưỡng và Sản xuất thiết bị
1.2. Các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
lên một khoản lớn.
- Số lượng cán bộ công nhân viên quá lớn so với công việc, số lượng cán bộ công nhân viên lớn tuổi chiếm đa số trong Công ty không tạo được ý tưởng kinh doanh mới, phần lớn không biết ngoại ngữ.
- Trong cơn lốc biến động kinh tế Châu Á, đồng tiền Việt Nam bị ảnh hưởng tỷ giá hối đoái theo USD thường xuyên biến động, hiện tượng khan hiếm ngoại tệ trong các ngân hàng làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu.
- Cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, tệ tham nhũng, làm việc quan liêu của một số cán bộ trong ngành Thương mại, hải quan.
1.2. Các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. Công ty.
Trong những năm gần đây Công ty luôn cố gắng mở rộng hình thức kinh doanh nâng cao hiệu quả của từng hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường phục vụ có hiệu quả và thu hút khách hàng, nhìn chung Công ty thường tập trung vào các hình thức sau:
1.2.1. Các hình thức nhập khẩu.
Đây là hình thức kinh doanh chủ yếu của Công ty trong những năm qua. Hàng năm, trên cơ sở xác định được nhu cầu về vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế của các doanh nghiệp trong ngành Địa chính, các hàng hoá có nhu cầu trên thị trường mà Công ty có thuận lợi trong việc kinh doanh nhập khẩu. Dự tính khối lượng hàng hoá có thể tiêu thụ được, căn cứ vào khả năng về vốn của Công ty, Công ty ký cam kết các hợp đồng bán hàng cho các công ty và giao hàng trực tiếp cho các công ty tại cảng hoặc mang về lưu kho tại Công ty để phục vụ cho việc tiêu thụ sau này. Hình thức kinh doanh này đòi hỏi Công ty phải có nhiều vốn, vốn có thể bị ứ đọng do không tiêu thụ được hàng. Việc kinh doanh thường mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên Công ty có thể bị lỗ nếu như không bán được hàng hoặc giá bán thấp hơn giá mua.
Hình thức nhập khẩu trực tiếp của Công ty thường áp dụng đối với những trường hợp sau:
- Hàng hoá có khối lượng, giá trị nhỏ mà người mua không muốn thông qua hình thức nhập khẩu uỷ thác.
- Các công ty có nhu cầu nhập hàng hóa nhưng không am hiểu về thị trường nước ngoài, giá cả chất lượng hàng hoá và muốn mua hàng trực tiếp của Công ty.
- Một số công ty muốn nhập khẩu hàng hoá nhưng chưa có khả năng thanh toán ngay, muốn mua hàng của Công ty để được hưởng những ưu đãi về thanh toán.
- Một số máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên liệu mà các công ty trong ngành Địa chính Việt Nam có
nhu cầu để phục vụ sản xuất, Công ty nhập khẩu về sau đó sẽ bán lại cho các công ty trong ngành.
b. Hình thức nhập khẩu uỷ thác.
Đây là hình thức đang ngày càng được Công ty chú trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu thay cho người có nhu cầu nhập khẩu trên cơ sở được hưởng một tỷ lệ phần trăm nhất định, công ty có nhu cầu nhập khẩu có những hạn chế nhất định trong công tác nhập khẩu. Hình thức này Công ty không phải bỏ vốn mà vẫn thu được lợi nhuận.
Nhập khẩu uỷ thác Công ty thường áp dụng đối với những trường hợp sau:
- Các hàng hoá nhập khẩu có giá trị lớn mà Công ty không đáp ứng được nhu cầu vốn, Công ty đề nghị với người mua nhập khẩu theo hình thức uỷ thác, thường là các loại hàng hoá sau: Máy đo diện tích KP 905, SET 2C CPU board comp, ENSIGN GPS, Kenwood TH 22A, thuỷ chuẩn AT G7,...
- Một số doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu, họ đã xác định được thị trường, chất lượng giá cả, muốn uỷ thác cho công ty thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu. Đối với các hàng hoá sau: máy móc thiết bị như của hãng ADM, Intergraph; thước thép 30m,50m; acqui BDC25, acqui BCD 35,thuỷ chuẩn B20, thuỷ chuẩn B21: ccap F4,...
- Một số hàng hoá công ty muốn thông qua phương thức nhập khẩu để uỷ thác, để thu hút người mua. Cụ thể là các hàng hoá: Gương đơn TOPCON, geo exporer, phase
processor, la bàn PC1, giấy can, gương có ba hòm, thước 20m Liên xô,....
- Các doanh nghiệp trong ngành Địa chính Việt Nam, thường xuyên có nhu cầu nhập khẩu các thiết bị đặc chủng của ngành nên muốn thông qua nhập khẩu uỷ thác để công ty chủ động về giá cả, tránh phụ thuộc giá cả vào công ty nhập khẩu. Đối với các loại hàng hoá sau: máy in A3, ống nhòm BT, máy Dahlta 010, mia nhôm AE 44,chân nhôm PE A1, chân nhôm SA4,...
Tuy nhiên, các hoạt động nhập khẩu uỷ thác công ty còn giới hạn đối với các bạn hàng trong ngành Địa chính Việt Nam, còn các doanh nghiệp ngoài ngành còn hạn chế và với quy mô nhỏ.
1.2.2. Các hình thức xuất khẩu của công ty a. Xuất khẩu uỷ thác
Là đơn vị được phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, với lợi thế đó của mình Công ty đã mạnh dạn thực hiện các hợp đồng uỷ thác xuất khẩu cho các cá nhân và đơn vị không được phép xuất khẩu trực tiếp. Hình thức xuất khẩu này ở công ty có dạng sau:
Đơn vị có hàng xuất khẩu đã tìm được bạn hàng và đã thoả thuận các điều khoản với các bạn hàng ở nước ngoài. Công ty chỉ đảm nhận các công việc do người uỷ thác yêu cầu; đó là thực hiện hoàn tất các thủ tục cần thiết cho việc xuất khẩu hàng qua biên giới ( giấy phép xuất khẩu, tờ khai hải quan,..)
Sau khi hoàn tất các thủ tục, cán bộ nghiệp vụ đảm nhận ở bộ phận xuất khẩu uỷ thác này sẽ giao toàn bộ các chứng từ, giấy phép xuất khẩu hợp lệ cho người uỷ thác. Về phía người uỷ thác lúc này đã thoả thuận giá cả với người mua và trực tiếp áp tải, vận chuyển hàng đến cho người mua, mọi chi phí phát sinh này đều do người uỷ thác chịu trách nhiệm. Trường hợp người uỷ thác không có phương tiện chuyên chở thì công ty sẽ đảm nhiệm việc này và thanh toán mọi khoản với người uỷ thác. Khi công việc hoàn thành, công ty sẽ thu một khoản chi phí tuỳ theo chủng loại mặt hàng và cách làm cụ thể.
Với dạng này công ty hoàn toàn không chịu trách nhiệm về hàng hoá và chi phí nhưng tỷ lệ phí thu được thấp. Tuy vậy, đây là hoạt động tận dụng tối đa chức năng kinh doanh của công ty.
b, Xuất khẩu trực tiếp
Công ty đứng ra trực tiếp thực hiện tất cả các khâu của quá trình buôn bán với nước ngoài. Hình thức xuất khẩu trực tiếp của công ty thường áp dụng với một số mặt hàng sau: giấy khổ A4, bản đồ địa chính.