Các chính sách và quy định của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK của Công ty XHK.doc (Trang 29 - 33)

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ XUẤT NHẬP KHẨU

1.2Các chính sách và quy định của Nhà nước.

1. Nhân tố kinh tế xã hội trong nước.

1.2Các chính sách và quy định của Nhà nước.

Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trường pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Chúng ta có thể xem xét tác động của các chính sách đó dưới các khía cạnh sau.

a. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh tỷ lệ giữa giá trị của hai đồng tiền của hai nước với nhau.

Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Một tỷ giá hối đoái chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá

hối đoái được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan hay là tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan hay là tỷ giá hối đoái thực tế. Trong quan hệ buôn bán ngoại thương, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng, tác động lớn tới hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm sẽ làm thay đổi giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Có thể đưa ra ví dụ trong xuất khẩu như: Nếu tỷ giá hối đoái chính thức là không đổi và tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên thì các nhà xuất khẩu các sản phẩm sơ chế, là người bán theo mức giá cả quốc tế nằm ngoài tầm kiểm soát của họ sẽ bị thiệt. Họ phải chịu chi phí cao hơn do lạm phát trong nước. Hàng xuất khẩu trở nên kém sinh lợi do ngoại tệ thu được phải bán với tỷ giá hối đoái chính thức cố định không được tăng lên để bù lại chi phí sản xuất cao hơn. Các nhà xuât khẩu các sản phẩm chế tạo có thể làm tăng giá cả xuất khẩu của họ để bù đắp lại chi phí nội địa cao hơn, nhưng kết quả khả năng chiếm lĩnh thị trường sẽ giảm. Họ chỉ có thể giữ nguyên mức giá tính theo ngoại hối và lợi nhuận thấp. Nếu tình trạng ngược lại là tỷ giá hối đoái thực tế giảm so với tỷ giá hối đoái chính thức, khi đó sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu nhưng lại bất lợi cho các nhà nhập khẩu.

b. Thuế quan và quota.

Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế xuất nhập khẩu và quota.

Thuế xuất khẩu có xu thế làm giảm xuất khẩu và do đó làm giảm nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Tuy nhiên, đối với nước ta hiện nay, thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu nên hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt các mặt hàng nông sản, không phải chịu thuế xuất khẩu.

Thuế nhập khẩu có xu thế làm giảm nhập khẩu và do đó làm tăng nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Hiện nay ở nước ta, rất nhiều mặt hàng phải chịu thuế nhập khẩu để hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ các ngành sản xuất các mặt hàng đồng nhất ở trong nước. Nhưng bắt đầu giai đoạn này, thực hiện chủ trương hội nhập với thế giới, tham gia vào AFTA,nước ta đang tiến dần tới việc xoá bỏ dần một số hình thức bảo hộ bằng thuế nhập khẩu.

Còn quota là hình thức hạn chế về số lượng xuất nhập khẩu, có tác động một mặt làm giảm số đầu mối tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, mặt khác tạo cơ hội thuận lợi cho những người xin được quota xuất nhập khẩu.

c. Các chính sách khác của Nhà nước.

Các chính sách khác của Nhà nước như xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếp gia công xuất khẩu, đầu tư cho xuất nhập khẩu, lập các khu chế xuất, các chính sách tín dụng xuất nhập khẩu ... cũng góp phần to lớn tác động tới tình hình xuất nhập khẩu của một quốc gia. Tuỳ theo mức độ can thiệp, tính chất và phương pháp sử dụng các chính sách trên mà hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của nó

tới lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ như thế nào. Bên cạnh các chính sách trên, nhóm các chính sách hỗ trợ mang tính thể chế - tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành chính cũng là một trong các nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Những thay đổi cơ bản trong quản lý quá trình xuất nhập khẩu của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt là từ khi ra đời Nghị định 57/1998NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành thì quyền tự do kinh doanh của thương nhân được mở rộng tạo ra một bước tiến mới, họ được quyền kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật cho phép, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Thủ tục xin phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với những điều kiện ràng buộc về vốn, tiêu chuẩn, nghiệp vụ ... đối với doanh nghiệp đã được dỡ bỏ. Từ khi thi hành nghị định này ( 1/9/1998 ) nước ta đã có hơn 30.000 doanh nghiệp được quyền tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, sự tăng lên về con số này khó tránh khỏi tình trạng tranh mua, tranh bán, giá cả cạnh tranh, ép giá, dìm giá , làm cho nhiều doanh nghiệp bước đầu chưa tìm được lối thoát nên hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu còn thấp.

Những thay đổi về thủ tục thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu, việc áp dụng các luật thuế mới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập khẩu. Nhà nước luôn luôn tạo điều kiện

để xúc tiến nhanh quá trình xuất nhập khẩu nhưng việc áp dụng các văn bản đã được ban hành xem ra vẫn còn tồn tại một khoảng cách khá xa giưã văn bản và thực tế, giữa nói và làm, nhiều khi vẫn còn xảy ra " cuộc chiến " giữa " luật và lệ ".

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK của Công ty XHK.doc (Trang 29 - 33)