Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam (Trang 63 - 81)

2.2.1.1 Các lực lượng bên trong công ty

* Đặc điểm về lao động

- Về quy mô và cơ cấu lao động:Tình hình cơ cấu lao động của công ty trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau:

Hàng ngoại cao cấp Việt Tiến May10 Nhà Bè, Thăng Long Phương Đông,… Công Ty Các Công Ty may địa phương, liên

doanh, TQ Hàng kém CL,

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động Đơn vị: Người Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 I/ Tổng lao động 3516 3819 4705 5670 6597 II/ Theo tính chất lao động

1. Lao động trực tiếp 2812 3149 4369 5012 5953

2. Lao động gián tiệp 704 670 664 658 644

III/ Theo trình độ

1. Đại học, cao đẳng 216 289 315 303 381

2. Trung cấp 105 150 147 145 152

3. Công nhân sản xuất 3195 3380 4243 5222 6064

IV/ Theo giới tính

1. Nữ 2468 2864 3669 4536 5277 2. Nam 1048 955 1036 1134 1320 V/ Theo khu vực 1. Hà Nội 1406 1336 1411 1134 989 2. Các tỉnh khác 2110 2483 3294 4536 5608 Nguồn:

Bảng số liệu trên cho thấy từ năm 2002 đến năm 2006, số lượng lao động ngày càng tăng qua các năm, đến năm 2006 tỉ lệ này là 9,2 lần. Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn (90,2%), trong khi đó lao động gián tiếp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (9,8%). Như vậy, công ty đã ngày càng hợp lý hoá việc sử dụng và phân bổ lao. Số lượng lao động ăn theo giảm trong khi lao động trực tiếp tăng góp phần tạo ra khối lượng sản phẩm tăng và do đó thu nhập của người lao động cũng tăng, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 1.502.000 đồng/ tháng, năm 2006 là 1.520.000 đồng/ tháng. Và việc trả lương cho người lao động được tính theo hình thức chấm công.

Xét theo giới tính, tỷ lệ lao động nữ nhiều hơn lao động nam, đặc biệt là lao động trực tiếp thể hiện tính đặc thù của lĩnh vực sản xuất kinh doanh của

công ty, là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và tỷ mỉ của nữ giới. Mặt khác, lực lượng lao động của công ty có tuổi bình quân cao, tuổi trung bình là 35-40 tuổi do công ty được hình thành khá lâu với sốđông đội ngũ lao động lâu năm, gắn bó với công ty. Điều này giúp công ty cóđược đội ngũ lao động có tâm huyết, trung thành và có kinh nghiệm. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt hạn chếđó là sự hạn chế về trình độ tay nghề, kỹ năng, sức khoẻđể có thể nắm bắt, sử dụng những kỹ thuật mới, sự quản lý mới. Trong thời gian tới công ty phải trẻ hoá lực lượng lao động của mình để có thể bắt kịp xu hướng mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới.

- Về chất lượng lao động: Công ty đãđầu tư mở rộng Trường đào tạo công nhân kỹ thuật may và thời trang. Trong 3 năm qua, Trường này đãđào tạo mới 1.846 công nhân kỹ thuật may vàđào tạo nâng cao tay nghề cho 1.868 công nhân may, cắt, là, cơ khí, bổ sung cho các xí nghiệp may; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trưởng và trưởng dây chuyền sản xuất; phối hợp với các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội đào tạo các khoáđại học tại chức các chuyên ngành công nghệ may, quản trị kinh doanh, thiết kế thời trang cho gần 400 người, trong đó gần 100 người đang làm việc tại xí nghiệp thuộc Công ty. Hiện tại, lao động có trình độđại học, cao đẳng tăng từ 216 người năm 2002 đến 381 người năm 2006, công nhân sản xuất tăng với tốc độ nhanh. Tổng số công nhân sản xuất là 6064 người, công nhân bậc 6 chỉ chiếm 6,4%, công nhân bậc 3,4 chiếm tỷ lệ cao, trình độ tay nghề của công nhân ở mức trung bình khá, cụ thể (bảng):

Bảng 2.4: Trình độ tay nghề của công nhân năm 2006

Bậc tay nghề của công nhân sản xuất

1 2 3 4 5 6

Số

Tỷ trọng(%) 5,2 14,1 29,4 29,2 15,7 6,4

Nguồn: phòng hành chính tổng hợp

Như vậy, đa số công nhân của công ty có tay nghề không cao. Tăng theo bậc thợ là sự giảm dần số lượng công nhân. Lao động lành nghề của công ty chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Sở dĩ trình độ tay nghề của công nhân May 10 không cao là do đặc thù của công ty: Công ty sản xuất sản phẩm không đòi hỏi nhiều chất xám, không đòi hỏi độ phức tạp cao. Nhờđó công ty có thể tiết kiệm được chi phí tiền lương góp phần hạ giá thành sản phẩm.

- Vềđội ngũ thiết kế: Tuy những sản phẩm của May l0 đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới vàđược khách hàng rất tín nhiệm, nhưng chủ yếu vẫn là gia công, vì thiết kế và thương hiệu của khách hàng. Còn những sản phầm do May 10 tự thiết kế vẫn còn rất khiêm tốn, đây làđiểm hạn chế mà May l0 đang tập trung đầu tư khắc phục. Để phục vụ cho hội nhập và quyết thắng trong cuộc cạnh tranh này, hiện nay, May 10 đãđầu tư một phòng thiết kế khá hiện đại, đồng thời đã tuyển 4 nhà thiết kế chuyên nghiệp về làm việc. Đó là các nhà thiết kế Quang Huy, Đức Hải, Việt Hà và Thương Huyền. Họ là những nhà thiết kế chuyên nghiệp đã từng tham gia nhiều cuộc thi vẽ thiết kế thời trang được tổ chức trong nước và nước ngoài vàđã dành được những giải lớn.

* Đặc điểm về thiết bị và công nghệ

- Về thiết bị: Công ty May 10 là doanh nghiệp may đi đầu hiện đại hoá công nghệ sản xuất vàứng dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật về may mặc của các nước châu Âu từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước. Công ty đã thành công trong quá trình hợp tác với các tập đoàn lớn chuyên kinh doanh sản phẩm may mặc của thế giới, tạo nên thị trường ổn định và ngày càng mở rộng. Công ty hiện có 13 xí nghiệp thành viên gồm hơn 3.000 máy, thiết bị chuyên dùng chủ yếu do các nước thuộc khối EU, Nhật Bản, Mỹ chế tạo. Riêng tại khu vực Gia Lâm

(hiện nay là quận Long Biên - Hà Nội) đã có năm xí nghiệp với nhà cửa khang trang, có các dây chuyền cắt may, giặt hoàn thiện, hệ thống là hơi, là thổi gấp áo tựđộng... vào loại hiện đại nhất tại thời điểm này của thế giới. Đến nay, Công ty May 10 cũng đã tổ chức xây dựng mới, tiếp nhận và cải tạo nâng cấp 8 xí nghiệp may mặc tại Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Quảng Bình với hơn 3.000 công nhân, trong đó cóxí nghiệp May Bỉm Sơn (Thanh Hoá) làm ăn thua lỗ nhiều năm chuyển về cho Công ty quản lý, sau hơn một năm tổ chức lại sản xuất vàđổi mới thiết bị, công nghệđã chặn đứng được lỗ; từ quý 4 năm nay đã có lãi. Cho đến nay công ty có các hệ thống máy móc thiết bị chủ yếu:

- Hệ thống thiết bị chuyên nghiệp CAD/CAM của hãng SCHMIDT- Mỹ và LECTRASYSTEM- CH Pháp dùng để thiết kế thời trang, thiết kế mẫu, truy nhập mẫu và giác đồ cắt.

- Máy kiểm tra vải MANSANG- Hồng Kông dùng để kiểm tra lỗi vải và chiều dài cuộn vải trước khi đưa vào sản xuất.

- Các loại máy ép mex KANNEGIESSER- CHLB Đức, ép thủy lực theo phương thẳng đứng với hệ thống làm lạnh công suất cao, đảm bảo độ kết dính tốt và không làm biến dạng sản phẩm.

- Máy làép thân và máy là thổi mex KANNEGIESSER- CHLB Đức đảm bảo là phẳng hết diện tích áo cho tất cả các nguyên liệu khác nhau.

- Các loại máy thêu TAJIMA- Nhật cùng một lúc thêu được 20 sản phẩm với 9 màu chỉ khác nhau.

Nhờ có chủ trương và biện pháp đúng trong vấn đềđầu tư, kịp thời đổi mới thiết bị, không ngừng nghiên cứu cải tiến mặt hàng nên chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao phù hợp với thi hiếu khách hàng trong và ngoài nước.

- Về công nghệ: Cùng với hệ thống máy móc thiết bị là công nghệ sản xuất sản phẩm. Để tạo ra một sản phẩm may mặc hoàn chỉnh cần rất nhiều công đoạn song có thể tóm lại gồm quá trình sản xuất sản phẩm và quá trình phụ trợ.

Sơ đồ 2.2 : Qui trình sản xuất áo sơmi nam

Thiết kế mẫu Giác sơđồ mẫu

Cắt May Thùa đính Thêu Nhập kho thành phẩm Bao gói

Kiểm tra chất lượng SP

Kiểm tra chất lượng SP

In

Giặt mài Giặt mềm

Quy trình sản xuất chính Quy trình sản xuất phụ

+ Khâu thiết kế mẫu do phòng kỹ thuật của Công ty đảm nhận, có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng đặt, sau đó lắp ráp lên bìa cứng.

Quy trình thiết kếđược kiểm soát nghiêm ngặt dựa trên cơ sởđánh giá năng lực, thiết bị công nghệđể sản xuất vàđáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tiến độ giao hàng cũng như tính kinh tế mà sản phẩm mới đem lại. May 10 cũng là một trong sốít các doanh nghiệp dệt may đãđưa CAD – CAM (chữ viết tắt của Computer Added Design – Computer Added Manufacturing – Máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất) vào sử dụng trong công nghiệp may mặc, thực hiện các chức năng như vẽ phác thảo, mô tả chất liệu vải, tạo ra bản vẽ kỹ thuật đầy đủ, thiết kế thẳng lên người thật, trưng bày hàng….

+ Chuẩn bị các nguyên vật liệu đầu vào như vải, chỉ, mex, cúc, trong đó vải là nguyên liệu chính. Nguyên liệu được đưa đến công đoạn cắt thành những miếng vải. Sau đóđược chuyển đến công đoạn thêu in nếu cần, như thêu hình trên túi ngực.

+ Sau khi giác mẫu, các tổ sản xuất có nhiệm vụ cắt, may sản phẩm, giặt, là gấp, kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi đã hoàn thành các công đoạn may và là. Đây là công đoạn quan trọng nhất của quá trình, các miếng vải được may lại với nhau thành sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm được thể hiện một phần rất lớn qua kết quả của công đoạn may.

+ Sản phẩm đảm bảo chất lượng sẽđược bao gói và nhập kho thành phẩm. Công đoạn này tạo cho sản phẩm kiểu dáng khi đập vào mắt khách hàng lần đầu tiên, ấn tượng về sản phẩm.

Toàn bộ qui trình được hiện đại hoá và chuyên môn hoá rất cao, giữa các giai đoạn công nghệ có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ. Mọi công đoạn trong quy trình đều là một mắt xích quan trọng đểđạt được ýđồ thiết kế, tạo nên giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

* Đặc điểm về tài chính

May 10 hiện đang là công ty cổ phần với sốvốn ngân sách chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của công ty (51%). Hàng năm công ty cũng tích lũy bổ sung vốn từ lợi nhuận và huy động vốn cổ phần từ người lao động dẫn đến vốn của công ty liên tục tăng.

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn điều lệ 40.000 40.000 45.000 54.000 54.000 Vốn kinh doanh 4.278 4.345 4.987 5.595 12.204 Quỹ DPTC 2.070 1.090 527 413 873 Quỹ phúc lợi 2.103 2.549 2.679 3.517 4.249 Lãi để lại 987 1.175 1.207 1.390 6.480 Tổng vốn CSH 44.875 49.159 54.400 64.915 77.806

Nguồn: Phòng tài chính- kế toán

Nhìn vào Bảng 1.12 ta thấy vốn điều lệ của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 69%-84%. Đây là số vốn nhà nước quy định để công ty tồn tại và phát triển. Vốn kinh doanh của công ty CP May chiếm khoảng 10% nguồn vốn chủ sở hữu, còn lại là các loại vốn khác. Vốn kinh doanh là vốn dùng để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Từ năm 2002 đến năm 2006 vốn kinh doanh của công ty liên tục tăng. Trong 4 năm đầu, vốn kinh doanh tăng chậm, riêng năm 2006 tăng gấp 2,18 lần so với năm 2005, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng.

Nguồn vốn của doanh nghiệp được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như vốn kinh doanh, các nguồn quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, vay dài hạn, vay ngắn hạn, vốn cổ phần huy động từ cán bộ công nhân viên. Công ty sử dụng vốn vay nhiều hơn vốn tự có. Điều này thể hiện tính năng động của công ty trong việc sử dụng vốn đi vay chủ yếu đểđầu tư phát triển, đầu tư dây truyền công nghệ, xây dựng cơ bản… đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất. Vốn lưu động doanh nghiệp đã tranh thủ các nguồn vốn vay với lãi suất thấp vàđẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong khi vốn tự cóđược sử dụng làm vốn kinh doanh, làm các quỹ, các nguồn kinh phí, quỹ dự phòng…đảm bảo giảm bớt nguy cơ rủi ro trong kế hoạch sản xuất.

Tuy nhiên, việc sử dụng vốn đi vay cũng sẽ gây không ít trở ngại cho May 10. Thứ nhất, lãi suất làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm. Thứ hai, không ổn định, dễ gặp rủi ro như thu hồi vốn hay thiếu vốn, làm sản xuất bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất như mất uy tín với khách hàng vì giao hàng chậm…khó có thể huy động luôn khi cần thiết.

2.2.1.2 Các nhà cung ứng

Nguyên vật liệu chính mà công ty sử dụng là vải, chiếm tới 95% trong kết cấu của một sản phẩm quần áo. Ngoài ra còn có các phụ liệu như cúc, mex, chỉ, khoá, cầu vai, nhãn mác, bao bì, túi PE.… Hàng năm, để phục vụ cho quá trình sản xuất vàđòi hỏi của thị trường, May 10 phải nhập một lượng lớn nguyên liệu và phụ liệu. Trung bình để phục vụ cho sản xuất, May 10 phải nhập gần 20.000.000 mét vải. Hiện nay, do nguồn cung, chất lượng và giá vải trong nước còn rất hạn chế, vì vậy chủ yếu công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Các nhà cung cấp nguyên liệu chính cho công ty CP May 10 đó là: Erauan Textile co.,ltd (Thái Lan), P.T Gistex Nisshinbo Indonesia, Thai Textile Industry Public Company Limited (Thái Lan), PT.Unilon Textile Industries (Indonesia), S.A.S

Weaving Co.ltd (Thái Lan)….Ngoài ra, còn có một số nhà cung cấp nguyên liệu nội địa cho May 10 như: Công ty TNHH Dệt Choongnam Việt Nam (Đồng Nai), Công ty Pangrim (Việt Trì - Phú Thọ)…. Với một phương hướng phát triển mở rộng ra thị trường nước ngoài, phục vụ thị trường quốc tế là chính, xâm nhập vào các thị trường khó tính để khẳng định mình, đã thúc đẩy May 10 phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều. Vàđiều này dẫn đến tất yếu các nguyên liệu của May 10 cũng cần phải đạt tiêu chuẩn. Do vậy, hầu hết (tới 80%) nguyên liệu của May 10 được nhập từ nước ngoài. Đây là một thuận lợi cho công ty CP May 10 để cóđược sản phẩm tốt, chất lượng cao, được khách hàng quốc tếđón nhận. Không những thế phụ liệu cũng được nhập từ nước ngoài. Nhà cung cấp phụ liệu chính của công ty CP May 10 là Wendler Interlining H.K.ltd (Hồng Kông), Hingloong Trading Co. (Hồng Kông). Trong nước, công ty thường mua từ các nhà cung cấp: Công ty TNHH SX - TM Nhất Lợi (Q6 - TpHCM), Công ty TNHH Song Tạo (Q1), Công ty TNHH SX - TM Cẩm Phát (Q.Tân Phú)…. Phụ liệu phần lớnđược nhập khẩu, vì thế cũng gây không ít khó khăn cho May 10 về vấn đề vận chuyển, giá thành.

Bảng 2.6: Các loại nguyên, phụ liệu chủ yếu

TT Tên Đơn vị Định mức (áo)

1

Nguy ên liệu Vải Mex m m 1,2 - 1,5 0,2 2 Ph ụ liệu Chỉ may Nhãn dệt Nhãn cỡ số Nhãn sử dụng Cúc Xương cá Nhãn treo Túi PE Ghim Đạn bắn m chiếc chiếc chiếc chiếc chiếc chiếc chiếc cái viên 100 1 1 1 12 2 1 1 9 1

3 H òm hộp chiếc 1

Nguồn: Phòng Kế hoạch

Để giải quyết những khó khăn đó, hiện nay May 10 đang cố gắng tìm kiếm, khai thác các nhà cung ứng nội địa tiềm năng, đầu tư phát triển dây chuyền sản xuất nguyên phụ liệu (tự cung ứng). Đây là một trong những giải pháp khá hiệu quả. Tuy nhiên, việc tự cung ứng sẽ gây khó khăn lớn cho May 10: đầu tư một khoản tiền lớn đồng thời lại cóđộ rủi ro cao khi tự sản xuất nguyên phụ liệu.

Một phần của tài liệu Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam (Trang 63 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w