Các cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam (Trang 91 - 94)

* Cơ hội (O):

1. Thị trường nội địa với trên 80 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, nhu cầu hàng dệt may của khách hàng hiện tại chưa khai thác hết, gia tăng theo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam và sự thay đổi cơ cấu chi tiêu hộ gia đình. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, thích hợp với các sản phẩm của công ty, đặc biệt làáo sơmi -sản phẩm chủ lực của May 10.

2. Quy mô nhu cầu của khách hàng nước ngoài về sản phẩm nhiều nhưng chưa khai thác hết, khả năng phát triển khách hàng mới do mở rộng quan hệ ngoại giao thương mại của Chính phủ.

3. Nguyên liệu vải sợi nội địa đã có thểđáp ứng một phần nhu cầu của sản xuất của doanh nghiệp do công nghiệp dệt đã có những bước phát triển, đặc biệt là sau khi thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển công ty Bông Việt Nam làm thành viên của tập đoàn Dệt May Việt Nam.

4. Có nhiều tổ chức cung cấp vốn do hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phát triển và hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã bước đầu phát triển, nhiều tổ chức cung cấp máy móc thiết bị cho doanh nghiệp thông qua các triển lãm, chào hàng,... với điều kiện thuận lợi.

5. Chính phủđang nỗ lực cải tiến và hoàn thiện các hoạt động của cơ quan quản lý và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam.

6. Hệ thống các trường đại học quản lý, kỹ thuật, dạy nghềđang phát triển dần dần cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, đểđáp ứng yêu cầu về quản lý và sản xuất của doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng giáo dục, nhiều mối

quan hệ nhà trường và doanh nghiệp đãđược thiết lập. Sinh viên trong quá trình học tập có thể nâng cao kỹ năng thực hành của mình đáp ứng tốt nhất yêu cầu của doanh nghiệp.

* Nguy cơ (T):

1. Đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh ngoài nước ngay trên thị trường nội địa. Trước hết là chịu sự cạnh trạnh của Trung Quốc - người khổng lồ trong ngành may mặc. Là nước đông dân nhất thế giới lại nắm trên con đường tơ lụa nên ngành dệt may nước này đã rất phát triển. Ngành dệt may Trung Quốc có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới vì ngành này có nhiều lợi thế từ nguyên liệu bông, xơ, hoá chất, thuốc nhuộm cho đến máy móc thiết bịđều do thị trường trong nước cung cấp cộng với giá nhân công thấp và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc. Các nước ASEAN với lợi thế thị trường tiêu thụ sẵn có, giá thành sản xuất vừa phải, đã tự túc được nguyên liệu và phụ kiện có chất lượng cao nên giá thành rẻ, lại có nhiều nhãn mác quen thuộc trên thế giới. Bên cạnh việc cạnh tranh với những nước này trên thị trường quốc tế thì công ty cũng phải chịu sự cạnh tranh của những nước này ngay tại thị trường nội địa khi mà các sản phẩm may mặc được nhập khẩu với nhiều nguồn khác nhau đang chiếm một phần không nhỏ thị trường Việt Nam. Ngoài ra, công ty May 10 còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các công ty mặc trong ngành, đặc biệt là những công ty đã có nhiều năm phát triển. Các công ty với 100% vốn nước ngoài là những công ty có kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý giỏi,...

2. Khi Việt Nam gia nhập WTO, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về thuế, giá cả, vay vốn từ quỹ tín dụng, xúc tiến thương mại sẽ mất đi, các hàng rào thuế quan bảo hộ thị trường nội địa cũng mất gần hết.

3. Khung pháp luật chưa đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh lại hay thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do hoạt động quản lý chưa tốt nên các sản phẩm

nhập lậu, trốn thuế, hàng nhái nhãn,... chiếm thị phần khá lớn làm giảm uy tín của doanh nghiệp cũng như tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong ngành.

4. Sự quản lý chồng chéo của các Bộ hữu quan đối với ngành dệt may (Bộ Công Nghiệp, Bộ Kế hoạch &Đầu tư, Bộ Thương Mại,...) gây trở ngại trong quản lý, hạn chế tính chủđộng trong sản xuất.

5. Khách hàng trong nước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã,...sản phẩm.

6. Chất lượng của cán bộ quản lý,lao động kỹ thuật và sản xuất trên thị trường lao động thấp. Do cách đào tạo truyền thống của Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng thực hành yếu,nhà trường và doanh nghiệp có mối quan hệ lỏng lẻo nên lao động quản lý thiếu điều kiện hiểu biết và thực hành chuyên sâu. Lao động kỹ thuật chuyên ngành dệt may được đào tạo tại các trường Đại học Mỹ thuật, Đại học Sư phạm kỹ thuật,... chưa đáp ứng đủ nhu cầu, lao động thiết kế sản phẩm may thiếu trầm trọng và chưa được đào tạo chính thức.

7. Các hỗ trợ của Chính phủ như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về xuất khẩu, hỗ trợ vay với lãi suất thấp đối với Ngành dệt may không còn.

8. Tình trạng biến động lao động đang là vấn đề nan giải của Ngành dệt may nói chung. Do các cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty đóng trong nội thành Hà Nội có chi phí sinh hoạt cao hơn so với các quận ngoại thành và các địa phương lân cận. Vì vậy, Công ty rất khó cạnh tranh trong việc thu hút nguồn lao động và phải gánh chịu mức chi phí tiền lương cao hơn các đơn vị khác.

Một phần của tài liệu Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w