Kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam (Trang 136 - 139)

*Hoàn thiện môi trường pháp lý

Trong những năm qua do hoạt động quản lý thị trường chưa tốt do đóđã gây nên những bất lợi cho ngành may Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động một cách nghiêm chỉnh.

Trước hết là vấn đề buôn lậu, các sản phẩm được buôn lậu lan tràn đã từng đẩy các doanh nghiệp may trong nước vào thế không cạnh tranh nổi với các sản

phẩm nhập lậu. Nguyên nhân là hàng nhập lậu không chịu thuế nên bán giá thấp. Chính vì vậy hàng nhập lậu đã chiếm lĩnh thị trường nước ta. Để bảo vệ sản phẩm trong nước và bảo vệ người tiêu dùng Nhà nước phải chấn chỉnh kịp thời tệ nạn này để ngành may tiếp tục phát triển.

Vấn đề tiếp theo là sự vi phạm về bản quyền, mẫu mã. Trên thị trường hàng may mặc nói riêng và cụ thể làáo sơmi namthì hiện tượng sử dụng nhãn mác của các Công ty may lớn là rất phổ biến và khó kiểm soát. Các cơ sở may tư nhân đã lợi dụng danh tiếng của các doanh nghiệp may lớn để tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch. Chất lượng may của họ thấp và giá thành may lại thấp vì không chịu nhiều chi phí gián tiếp như chi phí quản lý, thuế…Bất cứ mẫu mã nào trên thị trường tiêu thụđược họđều có thể sản xuất theo. Vì vậy các doanh nghiệp không muốn mất thêm chi phí thiết kế và hoạt động thiết kế mẫu mã không phát triển.

Đểđảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, chính phủ nên thực hiện luật về bản quyền và chấm dứt tình trạnh nhái nhãn mác. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp lý hiện tại để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhà nước cần có chính sách hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động kinh doanh. Nội dung này bao gồm:

+ Nghiên cứu và hoạch định chiến lược tổng thể và phát triển kinh doanh trên cơ sởđó phát triển các kế hoạch triển khai và thực hiện. Hoạt động này cần được thể chế hoá bằng các quyết định, nghịđịnh và hướng dẫn thực hiện bởi các thông tư của Bộ, ngành, các tổ chức hữu quan nhằm tạo hành lang pháp lý bình đẳng cho các công ty.

+ Hoạch định một số văn bản pháp quy cho tính liên ngành nhằm điều hoà và phát triển hoạt động kinh doanh trong cả nước

+ Hoạch định và hoàn thiện các bộ luật liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh như: luật cạnh tranh, luật chống độc quyền, luật chống bán phá giá.

+ Có chính sách thuế phù hợp áp dụng cho tất cả các công ty tránh tình trạng trốn thuế, lậu thuế tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các công ty.

* Về cơ chế chính sách của nhà nước

Đề nghị các cơ quan chức năng thẩm định dựán đầu tư, tiến hành thẩm định nhanh các dựán đầu tưđể triển khai thực hiện. Hiện tại thủ tục thẩm định cho các dựán đầu tư tiến hành khá chậm. dựán phải chờ từ 2-3 tháng do đóảnh hưởng tới tiến độđầu tư. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối cao do nguyên vật liệu nhập khẩu là chính khi tiêu thụ nội địa chiếm 70% và chịu VAT 10%. Đề nghị nhà nước giảm thuế VAT cho các sản phẩm sợi, dệt xuống còn 5% và cho phép áp dụng VAT = 0% đối với loại vải và nguyên phụ liệu sản xuất trong nước nằm trong sản phẩm may xuất khẩu.

Hiện nay vấn đề mua bông Việt Nam phải chịu thuế VAT 5% đã không khuyến khích các doanh nghiêp tiêu thụ trong nước chưa tạo điều kiện hỗ trợ phát triển cây bông vải. Đề nghị nhà nước cho phép áp dụng thuế 0%.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực để ngành dệt may, phục hồi hệ thống đào tạo kỹ sư công nghệ sợi, dệt, nhuộm tại các trường đại học thuộc khối nghành kỹ thuật. Cấp kinh phí cho các trường đào tạo và trung tâm nghiên cứu sớm có thông tư hướng dẫn để hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm cây bông vải theo QD/68/1999/QD-TTg ngày 1/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ, cho phép duy trì mức khấu trừ VAT 5% như trước đây với bông thu mua trong dân (hiện nay 3% khi có hoáđơn đặt hàng và 2% khi không có hoáđơn).

Nhà nước nghiên cứu tăng mức khống chế số giờ tăng ca trong một năm từ 200 giờ hiện nay lên 400 giờ/năm (bằng các nước trong khu vực).

Một phần của tài liệu Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w