III. Đánh giá mặt được và hạn chế trong công tác thẩm định các dự án thủy
3. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác thẩm định dự án thủy điện
nâng cao thể hiện như bảng tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết như sau:
• Về qui trình thẩm định:
Về qui trình thẩm định có thể thấy một tồn tại nổi bật đó là chưa có một quy trình thẩm định riêng dành cho dự án thủy điện. Mỗi một loại dự án đều có những tính chất, đặc điểm riêng biêt, đặc trưng khác nhau tuy nhiên tại Ngân hàng Phát triển hiện đang áp dụng một quy trình thẩm định chung cho tất cả các dự án thuộc những ngành nghề khác nhau. Chính vì chưa có được qui trình thẩm định riêng cho dự án thủy điện nên trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định vẫn còn lúng túng trong việc giải quyết một số vấn đề như đối với dự án thủy điện thì cần phải xem xét văn bản thỏa thuận phương án đấu nối giữa chủ đầu tư và EVN trước khi tiến hành thẩm định, bởi vì đây là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng như kinh tế xã hội của dự án ngành thủy điện.
Việc tiến hành tuần tự các bước trong qui trình thẩm định chung cho tất cả dự án có quá nhiều thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết gây trở ngại cho nhà đầu tư ngành thủy điện nên đã xảy ra tình trạng có những dự án mang tính khả thi cao, cấp thiết vào thời điểm đó nhưng do gặp phải vấn đề hành chính, thủ tục nên khi được thẩm định và ra quyết định cho vay thì sự cấp thiết của dự án đã không còn nữa.
- Nguyên nhân: Quy trình thẩm định của Ngân hàng áp dụng cho tất cả các dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng sự áp dụng một cách máy móc đó không còn phù hợp nữa, bởi lẽ với tốc độ phát triển như hiện nay, ngành thủy điện đã có nhiều nét đổi mới khác hơn so với trước nên quy trình thẩm định cũng phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của ngành.
• Đội ngũ cán bộ thẩm định còn thiếu kinh nghiệm thực tế:
Đội ngũ cán bộ thẩm định tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn chưa thực sự được tiếp xúc cận cảnh với thực tế của dự án. Hầu hết công tác thẩm định đều dựa trên những văn bản mà chủ đầu tư nộp cho Ngân hàng. Những đánh giá nhận định về dự án chỉ là những đánh giá trên giấy tờ, trên văn bản chứ chưa thực sự nắm bắt được tình hình thực tế nơi dự án sẽ thực hiện. Để thẩm định được tất cả các nội dung của dự án thì cán bộ thẩm định phải là người am hiểu tất cả các lĩnh vực chuyên ngành
như xây dựng, thủy văn, kinh tế... Đó là điểm mà cán bộ thẩm định Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói riêng cũng như cán bộ của hệ thống Ngân hàng nói chung đang vướng phải. Hầu hết cán bộ thẩm định của Ngân hàng Phát triển đều được tuyển dụng từ các trường đại học kinh tế như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại thương, Học viện Tài Chính, Học viện Ngân hàng... nên chỉ có thể nắm được các bước thẩm định về chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu kinh tế xã hội chứ không thể am hiểu về quy trình xây dựng, về thủy văn, khí hậu của địa điểm xây dựng dự án. Do đó trong quá trình thẩm định vẫn còn tồn tại những điểm mà cán bộ thẩm định chưa thật sự nắm bắt được tường tận.
Nguyên nhân: Do ngành thủy điện là ngành có trình độ kỹ thuật cao lại là ngành mà nơi đặt địa điểm dự án luôn xa trung tâm nên điều kiện để các cán bộ thẩm định có thể am hiểu được về công nghệ kỹ thuật của ngành thủy điện và địa điểm đặt dự án là rất khó khăn. Mặt khác do quá trình đào tạo và tuyển dụng của hệ thống ngân hàng chỉ tuyển dụng cử nhân kinh tế nên việc đòi hòi cán bộ tín dụng phải am hiểu tất cả các vấn đề liên quan đến dự án như công nghệ của dự án, đặc điểm khí hậu thủy văn, quy trình xây dựng dự án ... là điều khó có thể đáp ứng được.
Về phương pháp thu thập thông tin:
Xét về phương pháp thu thập thông tin của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về thông tin chủ đầu tư dự án cũng như các thông tin liên quan đến dự án xin vay vốn tại ngân hàng chủ yếu là do chủ đầu tư cung cấp nên vẫn xảy ra tình trạng thông tin không cân xứng và thiếu tin cây. Hầu hết các thông tin của ngân hàng nắm được đều là do khách hàng gửi đến chứ ngân hàng chưa có cách thu thập và sàng lọc thông tin từ nhiều nguồn ngoài nguồn cung cấp của khách hàng. Việc nắm bắt thông tin của khách hàng không cân xứng và thiếu tin cậy như thê gây rất nhiều cản trở cho công tác thẩm định, đôi khi dẫn đến kết quả thẩm định sai lệch với thực tế rất nhiều gây thiệt hại cho Ngân hàng.
- Nguyên nhân: Có sự sai lệch thông tin này là do cán bộ thẩm định của Ngân hàng chưa có điều kiện đi xuống cơ sở nhiều để thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và cũng chưa có kế hoạch triển khai những chuyến đi đột xuất để thu thập được những thông tin mang tính chính xác và đáng tin cậy. Ngân hàng
Phát triển Việt Nam chưa tạo được mối quan hệ với các tổ chức tín dụng cũng như các Ngân hàng thương mại khác để từ đó có thể tìm hiểu thêm về thông tin khách hàng từ các tổ chức này. Việc thu thập thông tin khách hàng dựa vào những đánh giá quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác là nguồn tin đáng tin cậy và có cơ sở.
CHƯƠNG II
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TẠI HỘI SỞ CHÍNH
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - VDB