Về quy trình thẩm định tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư thủy điện tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB (Trang 68)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án

1.Về quy trình thẩm định tại Ngân hàng

Hiện nay có rất nhiều dự án thuộc các lĩnh vức khác nhau cần phải thẩm định vay vốn trong ngành ngân hàng. Có thể một ngày một cán bộ chuyên viên thẩm định có thể tiếp nhận rất nhiều hồ sơ và rồi để xem xét các hồ sơ này tốn rất nhiều thời gian và như vậy gây mất chi phí cơ hội cho khách hàng, doanh nghiệp. Cần phải phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ chuyên viên thẩm định quản lý từng loại dự án để dẽ dàng quản lý thì quá trình quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không mới được đẩy nhanh. Do vây mà ngân hàng cần phải xây dựng quy trình thẩm định và nội dung thẩm định cho từng dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm tạo sự thuận tiện và hiệu quả trong việc áp dụng cho các cán bộ thẩm định.

Quy trình thẩm định cũng như tín dụng cần được thường xuyên cập nhật và thay đổi cho phù hợp với tình hình xung quanh, trong đó Ngân hàng cần phổ cập và tăng cường áp dụng những phương pháp, chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi của các Ngân hàng hiện đại trên thế giới và áp dụng một cách sáng tạo vào tình hình thực tế ở nước ta và hệ thống Ngân hàng. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất thiết thực trong việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Các phương pháp thẩm định hiện đại được trình bày rất phổ biến trong nhiều tài liệu

khác nhau, nhưng vấn đề là lựa chọn chỉ tiêu, phương pháp nào để áp dụng cho phù hợp với thực tiễn.

Để xây dựng được qui trình thẩm định riêng cho dự án thủy điện thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần phải đi sâu tìm hiểu những đặc trưng nổi bật, những yếu tố then chốt của dự án ngành thủy điện, từ đó xây dựng quy trình thẩm định riêng cho ngành thủy điện. Mặt khác cần phải tìm hiều những biến cố rủi ro có thể xay ra đối với dự án thủy điện từ đó đưa những biến cố đó vào trong việc phân tích rủi ro và độ nhạy của dự án trong quá trình thẩm định. Tuy nhiên, việc đưa ra một quy trình thẩm định riêng cho dự án thủy điện không thể chỉ Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể quyết định được mà cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia và xin phép Chính Phủ trình duyệt thì mới có thể áp dụng được vào thực tế.

Bên cạnh đó một trong những tồn tại cần khắc phục của Ngân hàng là tình trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư vẫn là sự thống nhất 2 ý kiến giữa phòng Thẩm định và phòng Tín dụng. Mỗi phòng tiến hành công tác thẩm định một cách độc lập và lập 2 báo cáo thẩm định tách biệt. Tuy nhiên, do phòng Tín dụng được trực tiếp tiếp xúc với khách hàng xin vay vốn khi thẩm định, cho nên khó tránh khỏi việc đánh giá mang tính chủ quan. Trong khi đó, phòng Thẩm định dựa chủ yếu vào hồ sơ của khách hàng xin vay vốn, mà không được trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Chính vì vậy, thường dẫn đến những kết luận không thống nhất, gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và công tác thẩm định dự án đầu tư thủy điện nói riêng.

Do đó, Quy trình thẩm định của Ngân hàng cần phải được hoàn thiện, cụ thể hơn: Ngân hàng nên giao quyền chủ động cho phòng Thẩm định trong công tác thẩm định dự án đầu tư. Đồng thời với việc trao thêm quyền cho phòng Thẩm định như vậy, Ngân hàng cần phải gắn quyền hạn đó với trách nhiệm để đảm bảo cho công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và công tác thẩm định dự án đầu tư thuỷ điện nói riêng ngày càng được nâng cao về chất lượng thẩm định.

2. Về phương pháp thẩm định dự án đầu tư

Phương pháp là cách thức để thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư. Lựa chọn cách thức thực hiện như thế nào để áp dụng vào từng dự án là một yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư thủy điện. Tuỳ vào từng dự án cụ thể mà cán bộ thẩm định lựa chọn phương pháp thẩm định khác nhau. Cụ thể:

* Đối với những dự án thủy điện có yếu tố kinh tế - kỹ thuật quan trọng, lựa chọn phương pháp thẩm định so sánh chỉ tiêu vì phương pháp này cho phép cán bộ thẩm định so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự án với các dự án thủy điện đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Có thể so sánh một số chỉ tiêu sau:

- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư. - Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư (ở mức trung bình tiên tiến).

- Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.

* Đối với những dự án áp dụng công nghệ mới, Chi nhánh chưa từng thẩm định trước đây, cán bộ thẩm định nên lựa chọn phương pháp thẩm định dự báo. Cơ sở của phương pháp này là cán bộ thẩm định dùng số liệu dự báo, điều tra để kiểm tra cung cầu sản phẩm của dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu... ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, tính khả thi của dự án.

* Đối với những dự án có vốn đầu tư lớn và thời gian đầu tư kéo dài, cán bộ thẩm định nên lựa chọn phương pháp phân tích độ nhạy của dự án để đảm bảo dự án vẫn có thể có hiệu quá nếu có những điều kiện phát sinh ngoài mong muốn như thay đổi về giá nguyên vật liệu, giá của thiết bị công nghệ thay đổi theo thời gian...

Như vậy tuỳ vào từng dự án cụ thể, phương pháp thẩm định cần được thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên đối với những dự án đầu tư thủy điện lớn và thời gian đầu tư kéo dài, cho dù lựa chọn phương pháp nào để tiến hành thẩm định dự án đầu tư thủy

điện thì cán bộ thẩm định cũng phải tiến hành thẩm định theo phương pháp phân tích độ nhạy bởi đây là phương pháp thẩm định khá quan trọng, cho phép cán bộ thẩm định nghiên cứu dự án đang xem xét ở trạng thái động. Phân tích dự án đầu tư thủy điện theo phương pháp này có thể thấy được tính hiệu quả của dự án khi dự án có một hoặc một số yếu tố thay đổi.

3. Về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư thủy điện

Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư đóng một vai trò quan trọng quyết định chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư thủy điện nói riêng. Việc xem xét nội dung thẩm định tài chính dự án thuỷ điện cần nhìn nhận trên một số khía cạnh, cụ thể:

Một là, việc xác minh lại tính chính xác số liệu do chủ đầu tư cung cấp

Để đảm bảo cho công tác thẩm định dự án đầu tư thủy điện đạt được chất lượng cao, trước hết, cán bộ thẩm định tài chính dự án đầu tư cần phải xác minh lại tính chính xác của các số liệu do chủ đầu tư cung cấp trong hồ sơ xin vay vốn. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì các số liệu đó sẽ là cơ sở để cho cán bộ thẩm định có thể tính toán dòng tiền của dự án đầu tư, có thể lập được bảng tính dòng tiền của dự án đầu tư dựa trên các cơ sở căn cứ khoa học, đảm bảo tính chính xác. Như vậy, trước hết cán bộ thẩm định cần xác định tính chính xác các thông số nhập vào (giá trị nguyên vật liệu đầu vào, giá bán sản phẩm đầu ra,...), từ đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư

Hai là, các chỉ tiêu được dùng để tính toán hiệu quả của dự án đầu tư thủy điện.

* Về việc tính toán lãi suất và thời gian ân hạn của dự án đầu tư

Đây là yếu tố quan trọng quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Lãi suất chiết khấu sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai, đồng thời nó còn được dùng làm độ đo giới hạn để xét sự đánh giá của các dự án

đầu tư. Do tính chất đặc biệt của Ngân hàng phát triển là Ngân hàng trực thuộc chính phủ và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận vì vậy khi cho vay các dự án đầu tư, ngân hàng đều cho vay với lãi suất 0% trong khoảng thời gian đầu, khoảng thời gian này gọi là thời gian ân hạn. Chủ đầu tư sẽ không phải trả lãi trong quãng thời gian ân hạn, vì thế điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng với chủ đầu tư. Khi quyết định thời gian ân hạn của từng dự án thì cán bộ thẩm đỉnh phải căn cứ vào lãi suất chiết khấu và hiệu quả của dự án qua các chỉ tiêu NPV, IRR... Hiện nay Ngân hàng đang sử dụng phương pháp tính lãi suất chiết khấu ( phương pháp bình quân gia quyền ) và thời gian ân hạn với các dự án thủy điện là khá chính xác. Tuy nhiên để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả thì Ngân hàng cần đưa ra các quy định chi tiết trong việc xác định thời gian ân hạn và lãi suất chiết khấu của dự án.

* Về việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư

- Hiện nay, việc xác định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư thủy điện nói chung tại Ngân hàng căn cứ vào các chỉ tiêu NPV, IRR. Đây là các chỉ tiêu cơ bản để xác định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Tuy nhiên, để phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án đầu tư, cán bộ thẩm định cần phải tiến hành tính toán một số các chỉ tiêu khác như:

• Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư: nói lên mức độ thu hồi vốn đầu tư từ lợi nhuận thuần thu được hàng năm. Có thể dùng tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư để so sánh giữa các dự án và tỷ suất này phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng mới khuyến khích người có tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Bởi dự án có mong chóng thu hồi vốn đầu tư thì mới nâng cao khả năng trả nợ của dự án, Ngân hàng giảm bớt được rủi ro từ khoản vay này, tăng cường khả năng sinh lời của Ngân hàng.

• Thời gian thu hồi vốn đầu tư: là số thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Nó chính là khoảng thời gian để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng thu nhập thuần và khấu hao thu hồi hàng năm. Với việc tính toán chỉ tiêu này nhà đầu tư phải quan tâm lựa chọn

phương thức hoạt động vào các thời kỳ ( mùa mưa và mùa khô ) tùy từng mùa thì công suất của dự án khác nhau. Bên cạnh đó nhà đầu tư phải tính cả mức độ khấu hao hàng năm làm sao để không làm cho chi phí sản xuất quá cao, vừa kịp thời thu hồi đủ vốn đầu tư trước khi máy móc lạc hậu về mặt kỹ thuật. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng bởi đây cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả về mặt tài chính của dự án, chủ đầu tư nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi, khả năng trả nợ vay ngân hàng của dự án càng được đảm bảo.

- Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa vào nghiên cứu dự án đầu tư ở trạng thái động. Hiện nay,ngoài 2 phương pháp chủ yếu hay dùng là thẩm định theo trình tự và phương pháp đối chiếu so sánh, công tác thẩm định dự án đầu tư thủy điện ở Ngân hàng đã đề cập đến việc thẩm định phân tích độ nhạy của dự án. Việc nghiên cứu hiệu quả của dự án đầu tư trong điều kiện một hoặc một số yếu tố của dự án thay đổi giúp cho Ngân hàng thấy được tính ổn định trong các kết luận về tính hiệu quả của dự án, tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai của dự án.

Để thực hiện được điều này, các cán bộ thẩm định cần phải lựa chọn được các yếu tố không an toàn, cho các yếu tố này thay đổi theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với số liệu ban đầu, sau đó tính lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án theo sự điều chỉnh này. Điều quan trọng khi sử dụng phương pháp này là phải dự đoán được xu hướng và mức độ thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng. Đây cũng là cơ sở để xác định yếu tố nào có tác động lớn nhất đến dự án, nhằm đánh giá mức độ “an toàn” của dự án, từ đó có những biện pháp điều chỉnh thích hợp trong quá trình đưa dự án đi vào hoạt động.

Do đó, trong phân tích tình huống, Chi nhánh cần đưa ra tính toán hiệu quả tài chính của dự án ở phương án tốt nhất (chí phí xây dựng nguyên vật liệu đầu vào thấp nhất, giá bán sản phẩm cao nhất, công suất đạt cao nhất…) và phương án xấu nhất (chi phí xây dựng nguyên vật liệu đầu vào cao nhất, giá bán sản phẩm thấp nhất, công suất thiết kế đạt thấp nhất…) và xác suất cụ thể xảy ra của từng phương án đó. Từ đó, Ngân hàng có thể đo lường được mức độ rủi ro lớn nhất hoặc thấp nhất của dự án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đang xem xét.

4. Về chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ thẩm định

Thông tin là một yếu tố hết sức quan trọng, là nguồn nguyên liệu chính để đánh giá tính khả thi của dự án, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng. Vì vây, để hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư Thủy điện, Ngân hàng cần phải luôn cố gắng xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định. Tức là, Ngân hàng cần nâng cao khả năng thu thập thông tin cũng như chất lượng của nguồn thông tin thu thập được.

Nhằm khắc phục tình trạng thông tin không cân xứng và thiếu tính tin cậy, Ngân hàng cần tăng cường hệ thống thông tin nội bộ cũng như thu thập các thông tin từ bên ngoài.

Trước hết Ngân hàng cần phải đa dạng hoá các nguồn cung cấp thông tin để giảm rủi ro về thông tin, nâng cao chất lượng thông tin, phục vụ tốt cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Ngoài các hồ sơ, tài liệu mà khách hàng gửi đến, Ngân hàng còn phải khai thác một cách triệt để nguồn thông tin qua những lần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Các cán bộ thẩm định nên tạo một bầu không khí cởi mở khi nói chuyện với khách hàng để họ cảm thấy thoải mái. Khi đó việc khai thác thông tin sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng phải thường xuyên xuống tận cơ sở để thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và đặc biệt nên bố trí những chuyến đi đột xuất để thu thập được những thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn.

Ngoài ra, cán bộ thẩm định có thể thu thập thêm thông tin từ bên ngoài. Đây cũng là một nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho công tác thẩm định. Nguồn thông tin này khá đa dạng, phong phú và khách quan nhất, do đó, đối với mỗi cán bộ thẩm định thu thập được thông tin từ nguồn này giúp việc thẩm định dự án đầu tư được chính xác hơn. Cán bộ thẩm định có thể thu thập được thông tin bằng nhiều cách khác nhau:

- Tiến hành đi khảo sát thực tế, nghiên cứu thị trường: xác định nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng thực tế, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giá cả các sản phẩm đầu ra…nhằm có những đối chiếu, so sánh với các số liệu do chủ đầu tư cung cấp.

- Thông qua các Ngân hàng, các Tổ chức tín dụng khác, các bạn hàng… mà

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư thủy điện tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB (Trang 68)