Định hướng phát triển của Ngân hàng trong công tác thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư thủy điện tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB (Trang 63 - 68)

án Thủy điện.

1. Triển vọng phát triển của ngành thủy điện Việt Nam trong những năm tới.

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội ngày càng gia tăng. Do đó, nhu cầu đối với điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt cũng ngày càng tăng. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản cho sự phát triển ngành điện nói chung và các nhà máy thủy điện nói riêng (thuỷ điện chiếm khoảng 46% trong cơ cấu điện phát ra).

Biểu đồ 18: Dự báo nhu cầu điện năng đến 2020

Để định

hướng cho quá trình phát triển ngành điện Việt Nam, ngày 5 tháng 10 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 176/2004/QĐ-TTG phê duyệt Chiến lược

phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020 với một số mục tiêu và nội dung cơ bản như sau:

70 110 200 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 GWh 2010 2015 2020 Năm

Mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Nam đến năm 2010 là: sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng (kết hợp với thuỷ lợi), khí và than để phát triển cân đối nguồn điện. Xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam. Xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La. Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử. Đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối điện quốc gia. Đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi. Tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực.

- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2005 đạt sản lượng khoảng 53 tỷ kWh; năm 2010 đạt sản lượng từ khoảng 88 đến 93 tỷ kWh và năm 2020 đạt sản lượng từ 201 đến 250 tỷ kWh.

- Đẩy nhanh chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi, phấn đấu đến năm 2010 đạt 90% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 đạt 100% số hộ dân nông thôn có điện.

- Đảm bảo cân bằng tài chính bền vững.

- Đa dạng hoá phương thức đầu tư phát triển ngành và chuẩn bị các phương án nhập khẩu điện của các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành Điện.

- Thực hiện cơ chế hoạt động đa dạng hoá sản phẩm, bao gồm nhiều Công ty có tư cách pháp nhân theo mô hình Liên kết tài chính - Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Tư vấn.- Kiểm soát và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường trong các hoạt động điện lực.

- Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện theo hướng hiện đại. Phát triển thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện nguyên tử..., kết hợp trao đổi, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực. Trong đó, ưu tiên phát triển thủy điện, nhất là các công trình có lợi ích tổng hợp (cấp nước, chống lũ, chống hạn). Dự kiến đến năm

2010, tổng công suất các nhà máy thủy điện khoảng 10.000- 12.000 MW. Trong khi đó, nhiệt điện than sẽ có tổng công suất khoảng 4.400 MW và nhiệt điện khí sẽ có tổng công suất khoảng 7.000 MW đến năm 2010.

- Khuyến khích các nhà đầu tư trong, ngoài nước tham gia xây dựng các công trình nguồn điện và lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư: nhà máy điện độc lập (IPP), hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT), hợp đồng BOT, liên doanh, công ty cổ phần...EVN chỉ đầu tư những công trình phát điện có công suất từ 100 MW trở lên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác đầu tư các công trình có công suất nhỏ hơn.

- Tăng cường quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế để vay vốn đầu tư, ưu tiên vay các nguồn vốn ODA có lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài.

- Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hóa các loại hình sở hữu đối với các công ty trong ngành mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, qua đó huy động vốn từ toàn xã hội thông qua việc góp vốn mua cổ phần.

- Nghiên cứu tham gia thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu trong và ngoài nước để đầu tư các công trình điện.

- Từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh trong nước theo lộ trình 3 giai đoạn, tiến tới thị trường bán lẻ điện cạnh tranh trong đó người mua điện có quyền lựa chọn người bán điện và giá điện. Nhà nước sẽ chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải, xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử.

2. Định hướng trong công tác thẩm định các dự án thủy điện:

Một là, về quy trình thẩm định dự án thủy điện.

- Định hướng đầu tiên và quan trọng nhất đối với công tác thẩm định các dự án ngành thủy điện đó là xây dựng một quy trình thẩm định riêng cho dự án ngành thủy điện. Việc xây dựng thành công quy trinh thẩm định riêng cho dự án ngành thủy

điện sẽ giúp cho cán bộ thẩm định tiến hành công tác thẩm định được suôn sẻ và cho kết quả thẩm định đáng tin cậy và chất lượng hơn. Để xây dựng được quy trình thẩm định riêng cho dự án ngành thủy điện như vậy thì Ngân hàng Phát triển cần phải triển khai đề án nghiên cứu về qui trình thẩm định cho dự án thủy điện, ngoài ra ngân hàng còn cần phải phối hợp với các ngân hàng thương mại khác để bổ sung cho quy trình thẩm định của mình được đầy đủ và hợp lý nhất.

Hai là, về phương pháp thẩm định dự án thủy điện.

- Về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư, Ngân hàng tiếp tục áp dụng phương pháp thẩm định theo trình tự kết hợp với phương pháp so sánh đối chiếu. Đây là phương pháp chủ đạo áp dụng trong công tác thẩm định dự án đầu tư thủy điện của Ngân hàng. Riêng đối với phương pháp so sánh đối chiếu thì Ngân hàng đang nghiên cứu kỹ càng hơn về các chỉ tiêu chuẩn cho từng giai đoạn, từng phần của dự án. Dựa vào các chỉ tiêu tiêu chuẩn đó mà cán bộ thẩm định khi tiến hành thẩm định dự án thủy điện có thể so sánh, đánh giá được hiệu quả của dự án đầu tư so với các tiêu chuẩn, định mức.

Ba là, về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư.

- Về nội dung thẩm định dự án đầu tư thủy điện, Ngân hàng vẫn tiếp tục áp dụng những nội dung thẩm định dự án đầu tư thủy điện được đề cập đến trong Quy trình thẩm định do Ngân hàng Phát triển ban hành. Tuy nhiên, đối với từng dự án đầu tư thủy điện cụ thể, cán bộ thẩm định có thể áp dụng những nội dung thẩm định dự án thủy đện đó một cách linh hoạt.

- Ngoài ra, Ngân hàng cũng có định hướng hoàn thiện hơn nữa nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư thủy điện. Mục đích là để nâng cao chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư thủy điện. Cụ thể Ngân hàng chủ trương hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tính toán hiệu quả của dự án đầu tư: ngoài các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C… Ngân hàng đang bổ sung việc tính toán một số chỉ tiêu như: chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư, chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư…

Bốn là, về thời gian thẩm định dự án đầu tư thủy điện.

Thời gian thẩm định dự án đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến cả lợi ích của Ngân hàng và của khách hàng.

- Nếu thời gian thẩm định kéo dài, đối với Ngân hàng thì dự án vay vốn đầu tư nói chung và dự án thủy điện nói chung được xem xét kỹ, tránh những rủi ro cho Ngân hàng khi dự án được cho vay. Tuy nhiên, thời gian thẩm định kéo dài ảnh hưởng đến việc vay vốn đầu tư của dự án, chủ đầu tư sẽ chậm đưa dự án vào hoạt động, có khả năng dẫn đến mất cơ hội đầu tư.

- Nếu thời gian thẩm định được rút ngắn, đối với Ngân hàng thì dự án có thể chưa được xem xét kỹ, chưa xét đến hết những nhân tố bất lợi xảy ra khi dự án đi vào hoạt động, từ đó Ngân hàng có khả năng gặp phải rủi ro khi tiến hành cho dự án vay vốn. Tuy nhiên, đối với chủ đầu tư, thời gian thẩm định được rút ngắn, dự án sớm được cho vay nên nhanh chóng đi vào hoạt động, chớp lấy cơ hội kinh doanh đúng lúc đem lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư.

Tiếp đó Ngân hàng cần phải thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định. Tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định được tìm hiểu thêm về những công nghệ, thiết bị máy móc sử dụng trong ngành thủy điện để thẩm định chính xác hơn về các dự án thủy điện. Ngoài ra trong công tác tuyển dụng của Ngân hàng nên mở rộng khu vực ngành nghề tuyển dụng ra các trường kỹ thuật bởi lẽ những sinh viên ngành kỹ thuật là những người được học bài bản và có kiến thực sâu về các vấn đề như quy trình xây dựng, công nghệ kỹ thuật máy móc sử dụng cho dự án thủy điện…nên sẽ bổ sung được phần kiến thức còn thiếu sót của các sinh viên kinh tế. Ngân hàng cần tập trung nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ thẩm định tại chi nhánh và các phòng giao dịch.

Ngân hàng cần thực hiện thẩm định các dự án thủy điện, phương án nhanh chóng, có chất lượng nhằm đáp ứng kịp thời nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp các nhân. Mục tiêu là lấy chất lượng thẩm định để làm thước đo đánh giá năng lực, trình độ hiệu quả của cán bộ thẩm định.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư thủy điện tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w