Về cán bộ thẩm định dự án thủy điện

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư thủy điện tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB (Trang 79 - 82)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án

7. Về cán bộ thẩm định dự án thủy điện

Con người là nhân tố trung tâm chi phối, ảnh hưởng quyết định đến hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Nếu chỉ có quy trình, phương pháp, nội dung thẩm định dự án mà không có yếu tố con người thì cũng không có ý nghĩa gì. Chính vì vậy, yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư. Do đó, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định thì trước hết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định

Gắn với con người luôn có 2 khía cạnh, đó là trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Đó là hai khía cạnh quan trọng đánh giá sự hoàn thiện của con người. Như vậy, để hoàn thiện yếu tố con người cần phải hướng tới hoàn thiện những khía cạnh trên. Cụ thể có những giải pháp sau để giải quyết vấn đề này:

Một là, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định

- Các cán bộ thẩm định cần phải có tinh thần luôn luôn cập nhật thông tin về quy định của Nhà nước về các lĩnh vực đầu tư, thông tin của Bộ Tài chính, của Ngân hàng Nhà nước... về các quy định trong lĩnh cực thẩm định dự án đầu tư. Điều này bổ trợ rất nhiều cho các cán bộ thẩm định trong công tác thẩm định.

- Ngân hàng cần hoàn thiện hơn nữa đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điện nói chung và thủy điện nói riêng. Đây là lực lượng nòng cốt trong công tác thẩm định dự án đầu tư thủy điện và là nền tảng vững chắc đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định. Đồng thời, đây cũng là đội ngũ chịu trách nhiệm kèm cặp và hỗ trợ các cán bộ trẻ trong công tác chuyên môn, đặc biệt là truyền dạy những kinh nghiệm trong công tác thẩm định dự án đầu tư thủy điện. Đối với nhân viên mới được tuyển chọn cần phải được đào tạo chuyên sâu thêm về công việc sẽ giao. Ngoài ra, cần phải hướng dẫn cho nhân viên mới nắm rõ mục tiêu, quy trình, những quy định của ngân hàng và của pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng như Bộ Luật dân sự, Luật hình sự, các Luật doanh nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp ... Mặt khác để có một đội ngũ chuyên viên thẩm định thì ngay từ

đầu ngân hàng nên đặt vấn đề tuyển dụng đối với các trường đào tạo như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH ngoại thương……để có thể tìm kiếm những ứng viên xuất sắc cho ngân hàng sau này vì như vậy ngân hàng có thể đi tắt đón đầu được những nhân viên xuất sắc.

- Ngân hàng cũng thường xuyên cho các cán bộ thẩm định tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ thẩm định, các buổi toạ đàm trao đổi học tập, trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin thẩm định... Đây là những công việc cần thiết giúp những cán bộ này được liên tục trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

- Đồng thời Ngân hàng cũng luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ thẩm định nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình: tham gia các lớp đào tạo sau đại học, nghiên cứu sinh…

- Ngân hàng cần có kế hoach đào tạo và đào tạo lại các cán bộ thẩm định trong từng lĩnh vực (kinh tế, thị trường, kỹ thuật...), vì hầu hết các cán bộ thẩm định của phòng Thẩm định đều tốt nghiệp các trường khối ngành kinh tế mà chưa có cán bộ nào tốt nghiệp các trường khối ngành kỹ thuật, điều này hạn chế chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và thủy điện nói riêng.

Hai là, cần phải trau dồi đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ thẩm định.

Các cán bộ thẩm định tuy đã được trang bị những kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm nhất định… trong công tác thẩm định, nhưng nếu không có đạo đức nghề nghiệp thì cũng khó có thể đảm bảo được chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư. Sở dĩ như vậy vì các cán bộ thẩm định phải làm việc trong môi trường có nhiều áp lực nên họ phải là những người có tư cách đạo đức tốt, có lập trường vững vàng, dám chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm. Bên cạnh những điều này thì ngân hàng cũng cần có cơ chế thoả đáng nhằm đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định. Cụ thể:

- Phân định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho từng công việc, từng người. Các nhiệm vụ chức năng cần có sự độc lập tương đối ví dụ như trong hoạt động tín

dụng, các nhân viên chuẩn bị hồ sơ tín dụng phải độc lập với nhân viên thẩm định từ đó, các ý kiến sẽ khách quan hơn và trong một chừng mực nào đó, quy định rõ được trách nhiệm của từng cá nhân trong hoạt động tín dụng.

- Đồng thời Ngân hàng cũng cần đảm bảo trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định không chỉ dừng lại ở việc đưa ra được một “Báo cáo thẩm định’ chính xác mà còn phải có trách nhiệm trong suốt quá trình đưa dự án vào hoạt động, ví dụ như: trách nhiệm thu hồi nợ vay của khách hàng, chịu trách nhiệm trước Ngân hàng về khoản nợ vay này…

Ba là, cần phải có một chế độ thưởng phạt nghiêm minh

Để có thể giữ chân được những chuyên viên thẩm định có năng lực thì ngân hàng cần có một chính sách lương thưởng một cách thoả đáng bởi hiện nay trong hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng thì vấn đề lương đang có sự cạnh tranh rất gay gắt. Nếu như ngân hàng không có một cơ chế chính sách lương thưởng phù hợp, các phong trào hoạt động an sinh hấp dẫn cũng như những hình thức động viên cán bộ kịp thời đúng lúc thì có thể sẽ bị tổn thất rất lớn do “chảy máu chất xám” và thiếu hụt nhân tài. Chính vì vậy, việc ban hành một cơ chế thưởng phạt nghiêm minh là hết sức cần thiết trong việc hoàn thiện chất lượng của đội ngũ cán bộ thẩm định dự án đầu tư thủy điện. Cụ thể:

- Đồng thời với các yêu cầu đặt ra đối với mỗi cán bộ thẩm định, Ngân hàng cũng cần có các chế độ khuyến khích khi cán bộ thẩm định hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ví dụ như chế độ khen thưởng, khuyến khích trong công tác... Chế độ khen thưởng đúng lúc sẽ thúc đẩy cán bộ thẩm định càng cố gắng vươn lên trong công tác để đạt được những thành tích lớn lao hơn nữa trong công việc của mình.

- Bên cạnh những khen thưởng kịp thời đó, Ngân hàng cũng cần đưa ra những biện pháp xử lý khi cán bộ thẩm định cố tình làm sai quy định của Ngân hàng hay sai sót do thiếu cẩn trọng… Bởi đối với Ngân hàng, sai sót trong khâu thẩm định dự án

có thể dẫn đến một quyết định cho vay thiếu chính xác, dẫn đến tổn thất tất yếu cho Ngân hàng (ảnh hưởng đến lợi ích, đến uy tín… của Ngân hàng).

Bốn là, cần phải quan tâm hơn nữa đến đời sống của các cán bộ

Bên cạnh việc bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, trau dồi đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ thẩm định, Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ nhân viên. Cụ thể:

- Ngân hàng cần tạo ra sự công bằng cho mọi người trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ cũng như các hoạt động giải trí khác.

- Ngân hàng nên tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao… nhằm tạo ra sự thoải mái cho các cán bộ sau những giờ làm việc căng thẳng. Có như vậy mới giúp các cán bộ có thêm sức khoẻ đảm đương công việc hiện tại.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư thủy điện tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w