III- ứng dụng phân tích tài chính vào côngty may Đức Giang
2- Khả năng cân đối vốn (cơ cấu vốn)
Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn dùng để đo lờng phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Các tỷ số này thể hiện mức độ tin tởng vào sự đảm bảo an toàn cho các khoản nợ. Hiện nay, trong phân tích cơ cấu vốn, công ty may Đức Giang đang sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản
- Cơ cấu tài sản cố định =Tài sản cố định / Tổng tài sản - Cơ cấu tài sản lu động = Tài sản lu động / Tổng tài sản
Công ty may Đức Giang mới phân tích cơ cấu vốn theo 3 chỉ tiêu trên nên chỉ cho thấy kết cấu tài sản của doanh nghiệp và trong tổng số tài sản đó thì có bao nhiêu do nợ phải trả tài trợ hay nói cách khác hệ số nợ xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các khoản nợ, có nghĩa là các món nợ đến thời hạn trả mà doanh nghiệp không có đủ khả năng hoàn vốn thì chủ nợ đợc thanh toán bằng tài sản của doanh nghiệp. Đối với chủ nợ, đầu tiên họ quan tâm đến khả năng hoàn trả khoản vốn gốc, nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một khoản nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong sản xuất kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu cho nên họ quan tâm tỷ số vốn chủ trên tổng nguồn vốn. Mặt khác, khi cho vay thì chủ nợ cũng mong nhận đợc lãi cho nên họ cũng quan tâm đến khả năng trả lãi của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán lãi thì họ sẽ không đầu t hay cho vay. Do đó khi phân tích cơ cấu vốn ngoài các tỷ số theo các công thức trên ta phân tích thêm tỷ số cơ cấu nguồn vốn và khả năng thanh toán lãi.
- Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trớc thuế và lãi / Lãi vay - Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn
Khi phân tích thêm hai chỉ tiêu này, giúp thấy rõ khả năng cân đối vốn của công ty, cơ cấu vốn mà doanh nghiệp đang thực hiện.
Bảng 4: Một số chỉ tiêu tài chính về khả năng cân đối vốn STT CHỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2002 1 Tài sản cố định 1000đ 30604309 24757531 57434985 63058465 2 Tài sản lu động 1000đ 32750898 75639800 109659574 172628573 3 Lãi vay 1000đ 1799275 3856030 6599220 10751390 4 EBIT 1000đ 22102219 30442628 30442616 42446802 5 Tổng nợ 1000đ 38322500 62557284 135611041 206238652 6 Vốn chủ sở hữu 1000đ 25032707 37840047 31483518 29448386 7 Tổng tài sản (NV) 1000đ 63355208 100423871 167094566 235687038 8 Hệ số nợ 0.605 0.623 0.812 0.875
9 Khả năng thanh toán lãi vay
12.284 7.895 4.613 3.948
10 Cơ cấu TSCĐ 0.483 0.247 0.344 0.268
11 Cơ cấu TSLĐ 0.517 0.753 0.656 0.732
12 Cơ cấu nguồn vốn 0.395 0.377 0.188 0.125
(Trích báo cáo tài chính 1999, 2000, 2001, 2002)
Biểu đồ 3: Hệ số nợ 0.605 0.623 0.812 0.875 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1999 2000 2001 2002Năm L ần Hệ số nợ
Từ bảng tính về cơ cấu vốn của công ty may Đức Giang, ta thấy hệ số nợ có xu hớng gia tăng qua các năm. Giữa năm 1999 và năm 2000 có sự gia tăng không đáng kể nhng từ năm 2000 sang năm 2001 tốc độ tăng hệ số nợ cao từ 0.623 lên 0.812, tăng 0.3 lần, và năm 2002 là 0.875 . Lý giải điều này: ta thấy
tốc độ tăng của tổng nợ nhanh, năm 1999 là 38.3 tỷ, năm 2000 là 62.6 tỷ tăng 24.3 tỷ tơng ứng 63 % so với năm 1999, năm 2001 là 135.6 tỷ tăng 73 tỷ tơng ứng 117 % so với năm 2000, năm 2002 là 206.2 tỷ tăng 70.6 tỷ tơng đơng 52.1%. Trong đó, chủ yếu do nợ dài hạn tăng, năm 1999 là 24.8 tỷ, năm 2000 là 33.7 tỷ tăng 8.9 tỷ tơng ứng 36 % so với 1999, năm 2001 là 96 tỷ tăng 62.2 tỷ tơng ứng 184%, năm 2002 là 235.7 tỷ tăng 139.7 tỷ tơng đơng 145.5 %. Nợ dài hạn tăng nhanh vào năm 2001 và 2002 do doanh nghiệp đầu t vào TSCĐ. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nợ và tăng mạnh vào năm 2002, năm 2001 là 34 tỷ, năm 2002 là 74 tỷ tăng 40 tỷ tơng ứng 117.8%. Còn tài sản tăng với tốc độ chậm hơn: năm 2000 tăng 37 tỷ tơng ứng 58% so với năm 1999, năm 2001 tăng 66.7 tỷ tơng ứng 66% so với năm 2000, năm 2002 là 235.7 tỷ tăng 68.7 tỷ tơng ứng 41.1%. Điều này do chính sách của công ty năm 2001 tăng nguồn vốn dài hạn để đầu t cho nhà xởng, máy móc hình thành nên tài sản cố định của công ty. Do doanh nghiệp tăng nợ dài hạn để đầu t vào TSCĐ nên nguồn đầu t vào
TSCĐ chủ yếu do nợ dài hạn mà ít sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ.
Biểu đồ 5: Khả năng thanh toán lãi vay
3.948 4.613 7.895 12.284 0 2 4 6 8 10 12 14 1999 2000 2001 2002 Năm L ần
Khả năng thanh toán lãi vay
Trong khi hệ số nợ tăng thì khả năng thanh toán lãi vay bị giảm khá nhanh, mặc dù khả năng thanh toán lãi vay vẫn cao, năm 1999 là 12.284, năm
2000 là 7.895 năm 2001 là 4.613, năm 2002 là 3.948 do tốc độ tăng của lợi nhuận trớc thuế và lãi không nhanh bằng tốc độ tăng của các khoản nợ và lãi vay. Năm 1999 EBIT là 22.1 tỷ, năm 2000 EBIT là 30.4 tỷ tăng 8.3 tỷ tơng ứng với 37.6%, năm 2001 là 30.4 tỷ không tăng so với năm 2000 đIũu anỳ do năm 2001 công ty đầu t một lợng vốn vào TSCĐ mà cha kịp thu hồi, năm 2002 là 42.4 tỷ tăng 12 tỷ tơng đơng 39.5%. Năm 1999, lãi vay là 1.8 tỷ, năm 2000 là 3.9 tỷ tăng 2.1 tỷ tơng đơng 117.2%, năm 2001 là 6.6 tỷ tăng 2.7 tỷ tơng ứng với 69.2%, năm 2002 là 10.8 tỷ tăng 4.2 tỷ tơng ứng 63.6%. Tốc độ lãi vay tăng nhanh do công ty tăng các khoản nợ để mở tộng quy mô. Cho dù EBIT tăng với tốc độ nhỏ hơn khi công ty mở rộng quy mô nhng đến một mức độ nào đó công ty sẽ đạt đợc lợi nhuận tối u. Nhìn số liệu thấy khả năng thanh toán lãi vay cao, tình hình tài chính của công ty lành mạnh tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu không tốt doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi vay nếu tỷ số này tiếp tục giảm nhanh trong các năm tới nên cần phải chú ý xem xét.
Biểu đồ 5: Cơ cấu tài sản
0.247 0.517 0.753 0.656 0.732 0.483 0.344 0.268 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1999 2000 2001 2002Năm %
Cơ cấu TSCĐ Cơ cấu TSLĐ
Công ty may Đức Giang là doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành công nghiệp nhẹ do đó tỷ lệ TSLĐ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản, cơ cấu tài sản không có xu hớng tăng giảm cố định mà nó thay đổi tuỳ theo chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp, cơ cấu tài sản có xu hớng tăng hệ số cơ cấu tài sản cố định và giảm hệ số tài sản lu động. Tỷ số cơ cấu TSLĐ năm 1999 là 0.517,
năm 2000 là 0.753, năm 2001 là 0.656, năm 2002 là 0.732. TSLĐ, năm 2000 tăng 42.8 tỷ tơng ứng tăng 130%, năm 2001 tăng 34 tỷ tơng ứng 44%, năm 2002 tăng 63 tỷ tơng ứng 57.5%. Trong TSLĐ, khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trung bình trên 80%, đây cũng là loại tài sản có mức tăng lớn nhất, tỷ lệ dự trữ trong TSLĐ nhỏ. Điều này liên quan đến chính sách của công ty. Doanh nghiệp có thể dựa vào phơng thức thanh toán chậm này để mở rộng quan hệ bạn hàng, tìm kiếm thị trờng mới, tuy nhiên chính sách này khá nguy hiểm có thể gây mất khả năng thanh toán cho doanh nghiệp khi khách hàng không trả nợ. Còn TSCĐ, năm 2000 giảm mạnh từ 30.6 tỷ xuống còn 24.8 tỷ giảm 5.8 tỷ tơng ứng giảm 19%. Năm 2001 TSCĐ là 57.5 tăng 32.7 tỷ tơng ứng tăng132%. Điều này cho thấy có thể doanh nghiệp bắt đầu tập chung mở rộng sản xuất đầu t thiết bị hiện đại, đây là việc đầu t cho tơng lai.
Biểu đồ 6: Cơ cấu nguồn vốn
0.125 0.188 0.395 0.377 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 1999 2000 2001 2002Năm
Cơ cấu nguồn vốn
Tỷ số cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp giảm, năm 1999 là 0.395 năm 2000 là 0.377, năm 2001 là 0.188. Do tổng nguồn vốn tăng nhanh qua các năm, năm 1999 là 63.4 tỷ, năm 2000 là 100.4 tỷ tăng 37 tỷ tơng ứng 58.36% so với 1999, năm 2001 là 167.1 tỷ tăng 66.7 tỷ tơng ứng 66.43%, năm 2002 là 235.7 tỷ tăng 86.6 tỷ tơng ứng 51.9%. Ta thấy quy mô vốn phát triển không ngừng. Trong khi đó tốc độ tăng vốn chủ sở hữu chậm hơn so với tốc độ tăng
tổng tài sản, vốn chủ sở hữu năm 1999 là 25 tỷ, năm 2000 là 37.8 tỷ tăng 12.8 tỷ tơng ứng 51.2%, không những thế vốn chủ sở hữu năm 2001 là 31.5 tỷ giảm 6.3 tỷ tơng ứng 16.67% so với năm 2000, năm 2002 giảm 1.7 tỷ tơng ứng 5.6% . Nguồn vốn chủ sở hữu bị giảm do doanh nghiệp cắt giảm quỹ khen thởng, và quỹ dự phòng tiền lơng và chủ yếu tài trợ bằng nợ phải trả.