Công ty lương thực Tiền Giang

Một phần của tài liệu Kế hoạch phát triển thị trường gạo của công ty Angimex (CTCP Xuất nhập khẩu An Giang )tại Thành phố Long xuyên giai đoạn 2008-2012 (Trang 37 - 39)

IV Đồng bằng sông Cửu Long 748,

5.3.2Công ty lương thực Tiền Giang

8 Tổng hợp từ báo An Giang

5.3.2Công ty lương thực Tiền Giang

Tên giao dịch: Tigifood

Trụ sở chính: 256 khu phố 2, phường 10, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang Điện thoại: (84.73) 855.683

Fax: (84.83) 855.789 Email: tgfood@hcm.vnn.vn Website: tigifood.com

Tigifood là một trong các công ty xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam, với lượng xuất khẩu trung bình hàng năm là 300.000-400.000 tấn gạo các loại cho hầu hết các thị trường tiêu thụ trên thế giới. Trong những năm gần đây công ty đã quan tâm hơn đến việc kinh doanh gạo ở thị trường trong nước, một số sản phẩm của công ty đã được khách hàng đánh giá cao.

Phương châm kinh doanh: “Chất lượng là tuyệt đối”

Sản phẩm

Sản phẩm của công ty trên thị trường nội địa có rất nhiều nhãn hiệu với mức giá từ 7.500-11.900đ/kg, ở siêu thị Co-op Mart tại Thành phố Long Xuyên cũng có bán một số sản phẩm của công ty như: gạo Tài Nguyên, gạo Chín Rồng Vàng, gạo Hồng Hạc, gạo Nàng Thơm Chợ Đào, gạo Thiên Nga…

Hình 5.2 Sản phẩm gạo của công ty lương thực Tiền Giang

Khách hàng: phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, chưa tập trung chủ yếu vào đối

tượng nào.

Kênh phân phối: phân phối chủ yếu qua hệ thống siêu thị

Thị trường: TP.HCM, An Giang, Cần Thơ và một số tỉnh miền Tây

Điểm mạnh:

Công ty có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại với công suất lớn, đội ngũ kỹ thuật thành thạo và nhà xưởng thiết kế đúng tiêu chuẩn, luôn đảm bảo thực hiện sản xuất, chế biến và bảo quản đúng yêu cầu của khách hàng.

Là doanh nghiệp lớn, đã tạo được uy tín trong lĩnh vực kinh doanh gạo.

Có nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định. Bao tiêu vùng nguyên liệu rất lớn, khoảng 15.000 ha.

Sản phẩm gạo Chín rồng Vàng và gạo Hồng Hạc của công ty được khách hàng đánh giá cao.

Điểm yếu:

Hiện tại công ty chưa có chương trình quảng bá hay xây dựng thương hiệu nào hấp dẫn đối với người tiêu dùng, không có dịch vụ gì đặc biệt kèm theo sản phẩm.

Gạo có quá nhiều nhãn hiệu, phục vụ khách hàng đại trà, không tập trung vào một đối tượng khách hàng nhất định.

Sản lượng gạo tiêu thụ nội địa thấp.

Bao bì nhiều loại, thiết kế khác nhau nên khi nhìn vào khách hàng khó có thể phân biệt sản phẩm của công ty với các công ty khác.

Mục tiêu và định hướng đến năm 2010 là nâng cao tỷ trọng gạo chất lượng cao, chiếm 30% tổng sản lượng bán ra (khoảng 500.000 tấn /năm).

Công ty có kế hoạch đầu tư 4 dây chuyền chế biến gạo đồng bộ theo hướng hiện đại, chuyên sản xuất, chế biến gạo chất lượng cao.

Tiếp tục mở rộng thị trường gạo nội địa.

Công ty lương thực Tiền Giang là doanh nghiệp lớn, có uy tín, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường gạo nội như: có nguồn nguyên liệu dồi dào, có thể phát triển sản phẩm đa dạng về chất lượng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có tiềm lực tài chính, dây chuyền công nghệ hiện đại. Nếu công ty tập trung đầu tư, xây dựng và quảng bá thương hiệu tốt thì năng lực cạnh tranh sẽ rất cao.

Nhìn chung, công ty TNHH Minh Cát Tấn và công ty Lương Thực Tiền Giang đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng trong quá trình kinh doanh gạo nội địa. Sau khi phân tích hai đối thủ cạnh tranh Angimex có thể rút ra những kinh nghiệm cho mình trong tiến trình xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường gạo nội địa. Angimex cần tập trung xây dựng thương hiệu một cách bài bản, chuyên nghiệp, xác định thị trường mục tiêu và kế hoạch phát triển lâu dài.

Một phần của tài liệu Kế hoạch phát triển thị trường gạo của công ty Angimex (CTCP Xuất nhập khẩu An Giang )tại Thành phố Long xuyên giai đoạn 2008-2012 (Trang 37 - 39)