Kiến nghị và giải pháp 1 Kiến nghị

Một phần của tài liệu Kế hoạch phát triển thị trường gạo của công ty Angimex (CTCP Xuất nhập khẩu An Giang )tại Thành phố Long xuyên giai đoạn 2008-2012 (Trang 58 - 60)

IV Đồng bằng sông Cửu Long 748,

8 Tổng hợp từ báo An Giang

7.3 Kiến nghị và giải pháp 1 Kiến nghị

7.3.1 Kiến nghị

Đối với công ty Angimex chiến lược thâm nhập thị trường gạo nội địa là một dự án lâu dài và kế hoạch phát triển thị trường thành phố Long Xuyên chỉ là bước đầu trong việc thực hiện dự án đó. Trong môi trường kinh doanh không ngừng biến động như ngàu nay, việc giữ vững và mở rộng thị trường là cuộc tranh đua có sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh. Vì vậy để gạo của công ty có thể đứng vững trên thị trường và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác công ty cần có những kế hoạch cụ thể, khả thi, từng bước thực để đạt được mục tiêu. Qua quá trình tìm hiểu công ty trong thời gian thực tập tôi có một số kiến nghị sau:

Về quản trị

Kinh doanh gạo nội địa là một dự án lớn, lâu dài việc tổ chức bộ máy quản trị thích hợp là rất cần thiết, phải bố trí đúng người, đúng việc.

Về sản xuất

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của công ty, phải đảm bảo sản phẩm có chất lượng đồng bộ, luôn thực hiện đúng những cam kết về chất lượng để tạo lòng tin đối với người tiêu dùng.

Về công tác marketing

Các biện pháp tiếp thị là công cụ hữu hiệu thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Trong những năm qua hoạt động marketing cho ngành hàng gạo của công ty còn yếu, chưa có sự quan tâm đúng mức. Vì vậy, đẩy mạnh hoạt động marketing cho lĩnh vực kinh doanh gạo ở thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngoài cần phải được tiến hành cấp thiết.

Gạo là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty nên việc đầu tư vào marketing cho gạo một mặt nâng cao vị thế của công ty, mặt khác thúc đẩy những ngành hàng khác của công ty phát triển theo, góp phần vào sự phát triển chung của công ty.

Hoạt động kinh doanh gạo trong nước ngày càng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ và thương hiệu là một trong các yếu tố thúc đẩy năng lực cạnh tranh.Vấn đề xây dựng thương hiệu gạo của công ty cần được quan tâm đúng mức, thương hiệu thành công sẽ trở thành một tài sản quí giá của công ty trong việc thu hút khách hàng, thuận lợi khi tìm kiếm thị trường mới. Công ty cần lên kế hoạch xây dựng thương hiệu một cách bài bản, chuyên nghiệp, tích cực xúc tiến các chương trình hỗ trợ cho tiến trình xây dựng thương hiệu.

7.3.2 Giải pháp

Về quản trị

Sau khi cổ phần hóa, cơ cấu quản lý của công ty đã có những thay đổi phù hợp với tình hình mới trên cơ sở kế thừa những nguồn lực của công ty trước đây. Công ty nên thành

lập một bộ phận chuyên về kinh doanh gạo nội địa. Định kỳ, bộ phận này sẽ báo cáo với đơn vị về hiệu quả kinh doanh gạo nội địa. Như vậy công ty sẽ dễ dàng quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động.

Số lượng nhân viên ở phòng marketing còn hạn chế, một người kiêm nhiều việc ảnh hưởng đến hiệu quả công việc nên việc tuyển dụng thêm nhân viên bố trí vào phòng marketing là rất cần thiết. Có thể phân bổ nhân viên phụ trách marketing cho từng bộ phận kinh doanh để dễ dàng kiểm soát hiệu quả của các hoạt động marketing.

Trình độ nhân sự là yếu tố quyết định cho sự phát triển của công ty. Thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Có những chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ chân các nhân viên có trình độ nghiệp vụ và năng lực thực sự.

Về sản xuất

Nguồn nguyên liệu

Chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào quyết định chất lượng sản phẩm, ngay từ đầu đã định vị sản phẩm là gạo vì sức khỏe và cam kết cung cấp sản phẩm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Để có nguồn nguyên liệu tốt, không dư lượng thuốc trừ sâu bước đầu công ty nên tiến hành thu mua lúa nguyên liệu từ nông dân, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm trên cơ sở nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi, kiểm tra chất lượng đảm bảo độ thuần nhất của lúa nguyên liệu.

Về lâu dài, để đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định công ty nên xúc tiến qui hoạch vùng nguyên liệu chuyên trồng các loại lúa theo yêu cầu phát triển sản phẩm của công ty. Toàn bộ qui trình canh tác phải khép kín, tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn kỹ thuật từ lúc gieo sạ cho đến thu hoạch, bảo quản,… để đảm bảo có được lúa đủ chất lượng phục vụ kinh doanh.

Sản xuất, chế biến

Đầu tư, nâng cấp các thiết bị máy móc để đảm bảo năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Cập nhật các công nghệ hiện đại, từng bước thay thế lao động chân tay để nâng cao nâng suất lao động, tránh thất thoát và giảm được chi phí sản xuất. Tiến hành kiểm tra chất lượng, tỷ lệ thành phẩm, loại bỏ những sản phẩm bị lỗi. Có kế hoạch kiểm tra máy móc thiết bị định kỳ, đảm bảo sản phẩm có chất lượng đồng nhất. Có chính sách hàng tồn kho hợp lý, đảm bảo cung cấp hàng liên tục cho các kênh phân phối và khách hàng tiêu dùng trực tiếp.

Về marketing

Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động marketing để quảng bá sản phẩm mới góp phần quảng bá hình ảnh của công ty, thành công trong lĩnh vực kinh doanh gạo sẽ góp phần thúc đẩy doanh thu của các mặt hàng khác, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Thường xuyên tiến hành nghiên cứu thị trường để thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm từ đó có biện pháp cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu khách hàng, tiến tới phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh gạo.

Thành lập đường dây nóng với số điện thoại mà khách hàng có thể liên hệ với công ty một cách nhanh nhất khi đặt hàng hoặc có những thắc mắc, khiếu nại cần giải quyết. Tích cực tham gia các hội chợ nông nghiệp được tổ chức ở thành phố Cần Thơ và An Giang. Đây là cơ hội tốt để quảng bá sản phẩm.

Mở rộng quảng cáo trên các đài truyền hình địa phương như đài truyền hình Vĩnh Long, đài truyền hình Đồng Tháp,…

Thực hiện nhiều hơn nữa các hình thức khuyến mãi để thu hút khách hàng như chương trình khách hàng thân thiết, khách hàng được tặng quà tính trên doanh số mua hàng.

Một phần của tài liệu Kế hoạch phát triển thị trường gạo của công ty Angimex (CTCP Xuất nhập khẩu An Giang )tại Thành phố Long xuyên giai đoạn 2008-2012 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w