IV Đồng bằng sông Cửu Long 748,
8 Tổng hợp từ báo An Giang
6.3 Ma trận SWOT
Từ việc phân tích các cơ hội tham gia thị trường ở chương 5 thấy được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của công ty ta có ma trận SWOT như sau:
Bảng 6.1 Ma trận SWOT
SWOT
Điểm mạnh (Strengths)
S1: Có uy tín trên thị trường. S2: Tài chính mạnh
S3: Nguyên liệu dồi dào S4: Nhân viên có trình độ tốt. S5: Nhà kho lớn, thiết bị khá hiện đại.
S6: thành phố Long Xuyên là thị trường tỉnh nhà.
Điểm yếu (Weaknesses)
W1: Chưa xây dựng được thương hiệu.
W2: Chưa kiểm soát được nguồn nguyên liệu.
W3: Công tác nghiên cứu và phát triển còn yếu. W4: Marketing gạo còn hạn chế.
W5: Chưa có kênh phân phối nội địa.
Cơ hội(opportunities)
O1: Nhu cầu ngày càng tăng. O2: Ít đối thủ cạnh tranh O3: Gía gạo có xu hướng tăng. O4: Khoa học-công nghệ phục vụ ngành phát triển cao.
Chiến lược S-O
-Kết hợp S1,,O1(+O2): Xâm nhập thị trường gạo nội địa.
-Kết hợp S2, O4: Đầu tư vào
khoa học công nghệ phục vụ ngành như: cập nhật những thiết bị sản xuất hiện đại, nghiên cứu lai tạo nhiều giống lúa phục vụ nhu cầu thị trường
Chiến lược W-O
-Kết hợp W3, O4: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới.
-Kết hợp W5, O2: Tận dụng cơ hội ít đối thủ cạnh tranh để xây dựng các kênh phân phối rộng.
Nguy cơ (Threats)
T1: Nhiều doanh nghiệp tham gia ngành. T2: Sự cạnh tranh không lành mạnh về giá.
T3: Nguồn nguyên liệu có xu hướng giảm.
Chiến lược S-T
-Kết hợp S1, S2, S3 và T1: Phát huy các điểm mạnh về uy tín, tài chính, nguyên liệu tạo lợi thế cạnh tranh, gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp muốn tham gia ngành.
-Kết hợp S2, T3: Tận dụng thế
mạnh về tài chính để mở rộng việc qui hoạch vùng nguyên liệu.
Chiến lược W-T
-Kết hợp W1, T1: tiến hành xây dựng thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
-Kết hợp W2, T3: có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu rộng, đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của công ty.
Nhóm chiến lược S-O: Xâm nhập thị trường gạo nội địa, tận dụng thế mạnh như: uy tín của công ty, có nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ tiếp cận, mạnh về tài chính để kinh doanh gạo ở thị trường trong nước. Mạnh dạn đầu tư các thiết bị công nghệ để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
Nhóm chiến lược W-O: Phát triển sản phẩm. Đầu tư nghiên cứu phát triển đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường nhằm tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh gạo.
Nhóm chiến lược S-T: Do xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm cho diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp. Do đó công ty phải chú ý đến công tác phát triển vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Nhóm chiến lược W-T: Xây dựng thương hiệu gạo để nâng cao lợi thế cạnh tranh,
phát triển thị trường bền vững, lâu dài. Thương hiệu mạnh giúp nâng cao vị thế của công ty, hạn chế sự gia nhập của những đối thủ khác.