Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và vận tải containe rở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho dịch vụ giao nhận vận tải đường biển của công ty AA và LOGISTICS (Trang 36 - 37)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP TẠI CÔNG TY AA & LOGISTICS

2.2.1 Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và vận tải containe rở Việt Nam:

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á có 3,260 km bờ biển có hàng chục cảng biển lớn nhỏ chạy dài từ Bắc xuống Nam. Bờ biển Việt Nam nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế chạy từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Mối quan hệ hợp tác kinh tế và buôn bán giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng mở rộng và phát triển. Do đó, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải đường biển. Vận tải đường biển của nước ta đang trên đà phát triển theo hướng hiện đại hoá. Đội tàu của chúng ta chưa nhiều, nhưng vận tải đường biển đã đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân phục vụ chuyên chở hàng hoá ngoại thương.

Ngành vận tải đường biển đảm nhận chuyên chở trên 80% tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ở nước ta cũng như các nước trên thế giới. Vận tải đường biển là ngành chủ chốt so với các phương thức vận tải khai thác để có thể chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu. Việt Nam đang hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở hướng mạnh vào xuất khẩu. Do đó nhu cầu về xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế là rất lớn và ngày càng phát triển. Kéo theo sự phát triển nói riêng của ngành giao thông vận tải và đặc biệt là vận tải bằng container. Vận tải container là cuộc cách mạng lần 3 của ngành vận tải. Muốn đánh giá trình độ phát triển giao thông vận tải của một quốc gia ta có thể đánh giá qua vận tải container.

Đối với Việt Nam chúng ta, vận tải container đã xuất hiện từ những năm 70 để đáp ứng nhu cầu vận chuyển viện trợ của Mỹ. Sau giải phóng ta tiếp nhận 45.000 container. Năm 1988 vận chuyển container bắt đầu phát triển mạnh với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp kinh doanh, giao nhận vận chuyển như Saigonship, Viconship, Transimex… Hiện nay cả nước có hơn 100 công ty được cấp phép làm đại lý tàu và hàng chục các đại gia trong làng vận chuyển của thế giới như Maersk, Evergreen, Hanjin, K-line, OOCL… chủ yếu ở 2 cảng chính là Hải Phòng và Sài Gòn. Trong những năm gần đây vận chuyển bằng container của Việt Nam đã có sự phát triển đột biến. Năm 1995 cả nước chỉ có 427,710 TEU* thì năm 2005 đạt 2,000,000 teu, dự kiến năm 2012 đạt 6,5-7,5 triệu TEU.

*TEU: 1 container 20 feet được tính là 1 TEU, container 40 feet: 2 TEU.

Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển: Thuận lợi:

Vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, là cầu nối liền giữa phần đất liền và hải đảo của khu vực. Khu vực có tốc độ phát triển kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay.

Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của Việt Nam theo hướng đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Đòi hỏi sự phát triển tương ứng của ngành giao thông vận tải và giao nhận vận tải.

Sự khởi sắc của nền kinh tế sau hơn 10 năm đổi mới đất nước đang trong quá trình CNH-HĐH, đòi hỏi khối lượng vật chất rất lớn, cũng như tạo ra cho thị trường lượng hàng hoá khổng lồ. Thị trường hàng hoá xuất khẩu tăng bình quân 20% / năm. Điều này đã tạo ra nhu cầu rất lớn đối với ngành giao nhận vận tải.

Sự phát triển của Việt Nam đang trong giai đoan đầu. Do vậy, hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam có khối lượng lớn, cồng kềnh. Đòi hỏi chúng ta phải phát triển đồng bộ vận tải đa phương thức.

Chiến lược phát triển của quốc gia trong dài hạn đòi hỏi ngành giao thông phải vận tải phải được đi trước đón đầu.

Khó khăn:

Cùng với sự phát triển rất nhanh của thị trường thì sự cạnh tranh trên thị trường là rất lớn nhất là cạnh trạnh của các đại gia trong làng vận tải thế giới.

Điều kiện khí hậu của Việt Nam nắng lắm mưa nhiều gây hậu quả rất lớn cho các công trình phục vụ giao thông vận tải.

Sự phát triển của Việt Nam vẫn còn sơ khai. Như cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và yếu, tính cạnh tranh rất kém trên thị trường khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho dịch vụ giao nhận vận tải đường biển của công ty AA và LOGISTICS (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w