L ời nói đầu
3.4.9. Hướng tối ưu trong thời gian tới
- Dòng điện tiêu thụ còn quá lớn (955 uA). Có thể tối ưu thêm dòng thông qua lựa chọn cuộn cảm có giá trị lớn hơn vì với 10 nH thì cuộn cảm vẫn chưa ngăn hoàn toàn tín hiệu xoay chiều do đó Gmax, NFmin vẫn còn quá thấp so với dòng Id (theo thực tế mô phỏng để đạt cùng giá trị Gmax, NFmin thì với L = 1 nH cần dòng 3 mA còn với L = 10 nH thì chỉ cần dòng điện 955 uA). Tuy nhiên vẫn phải giải quyết vấn đề kích thước quá lớn của cuộn cảm.
- Tìm kiếm và lựa chọn các linh kiện phù hợp hơn để tăng đặc tính của mạch.
50
Chương 4. Thiết kế khối tách biên
Như đã trình bày ở chương 1, mạng cảm biến đang nghiên cứu sử dụng tín hiệu điều chế sóng mang theo biên độ OOK. Nhờ vậy, trong cấu trúc bộ đánh thức được đề xuất có một thay đổi lớn (nhưng vẫn đảm bảo được chức năng và yêu cầu của một bộ thu) là loại bỏ hoàn toàn các khối giải điều chế AM qua tần số trung gian (trung tần), tránh được việc sử dụng các bộ trộn, vòng khóa pha có cấu tạo phức tạp và tiêu tốn rất nhiều năng lượng; thay vào đó là sử dụng khối giải điều chế trực tiếp sóng AM ở tần số sóng mang được gọi là khối tách biên (Envelope detector). Vì vậy thiết kế và tối ưu được khối tách biên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chế tạo thành công bộ đánh thức.
Trong chương này sẽ trình bày chi tiết về quá trình phân tích thiết kế khối tách biên, từ sơ đồ mạch nguyên lý, nguyên lý hoạt động, quá trình phân tích tối ưu và kết quả đạt được.