Về quan hệ sở hữu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Trang 32 - 33)

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định người nông dân có tham gia vào hợp tác xãhay không đó là vấn đề quan hệ sở hữu bao gồm: quan hệ sở hữu ruộng đất và quan hệ sở hữu tài sản của hợp tác xã. Đây cũng chính là một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa mô hình hợp tác xãkiểu cũ và hợp tác xãkiểu mới. Muốn người dân tham gia vào hợp tác xãthì phải giải thích cho người nông dân hiểu rõ về vấn đề này. Ở tiêu chí quan hệ sở hữu, kết quả thu được từ phỏng vấn trực tiếp nông dân thể hiện ở bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1: Nhận thức của nông dân về quan hệ sở hữu trong hợp tác xã.

Quyền sở hữu

Về ruộng đất Về tài sản của hợp tác xã Tần số (người) Phần trăm (%) Tần số (người) Phần trăm (%) Thuộc về nhà nước 8 8 19 19 Thuộc về hợp tác xã (Ban Quản Trị) 4 4 30 30 Thuộc về xã viên 87 87 43 43 Không biết 1 1 8 8 Tổng cộng 100 100 100 100

(Nguồn: Khảo sát trực tiếp nông dân huyện Thoại Sơn tháng 3/2007).

Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của nông dân khi tham gia hợp tác xãlà ruộng đất sẽ thuộc quyền sở hữu của ai? Và có đến 87% nông dân được hỏi trả lời là khi vào hợp tác xãruộng đất thuộc quyền sở hữu của xã viên. Đây là một chuyển biến đáng kể về nhận thức của nông dân so với những năm 80 của thế kỷ trước. Người nông dân đã an tâm hơn khi nghĩ đến vấn đề tham gia hợp tác xã, vì nông dân biết khi vào hợp tác xã thì ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nông dân. Chỉ có một phần nhỏ, 13% nông dân chưa hiểu đúng về vấn đề này, trong đó 8% nông dân cho rằng khi vào hợp tác xãruộng đất sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước, 4% cho rằng sẽ thuộc quyền sở hữu của hợp tác xã (Ban Quản Trị) và 1% không nắm rõ vấn đề này. Kết quả này thể hiện công tác tuyên truyền vận động của Tỉnh, Huyện trong thời gian qua đã có tác động tích cực, đã góp phần nâng cao nhận thức của người nông dân về hợp tác xã. Phần lớn nông dân đã hiểu được rằng khi tham gia hợp tác xãthì ruộng đất thuộc quyền sở hữu của những người nông dân.

Một câu hỏi không kém phần quan trọng khi tham gia vào hợp tác xã là những tài sản mà hợp tác xãmua trong quá trình hoạt động thuộc quyền sở hữu của ai? Và ở tiêu chí này thì có 43% nông dân nhận thức đúng vấn đề - những tài sản của hợp tác xã thuộc

quyền sở hữu của tất cả xã viên. Tuy nhiên, có đến 30% nông dân được hỏi cho rằng tài sản của hợp tác xã thuộc về hợp tác xã, cụ thể là Ban Quản Trị hợp tác xã, 19% nông dân cho rằng tài sản này thuộc về nhà nước. Và có 8% nông dân không nắm rõ vấn đề - tài sản hợp tác xã thuộc quyền sở hữu của xã viên. Đây là một trở ngại rất lớn cho người nông dân trong việc tham gia hợp tác xã, khi có đến 57% nông dân không biết tài sản của hợp tác xã thuộc quyền sở hữu của tất cả xã viên. Việc này sẽ làm cho người nông dân cho rằng, hợp tác xãhoạt động vì lợi ích của một số ích cá nhân đại diện hợp tác xã, vào hợp tác xãthì tài sản sẽ bị mất dần qua thời gian (do sẽ dùng vào việc mua tài sản hợp tác xã).

Qua phân tích tiêu chí quan hệ sở hữu cho thấy, nhận thức của người nông dân về hợp tác xãđã có những chuyển biến tích cực. Đa phần nông dân đã biết được, khi tham gia hợp tác xãthì ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu của nông dân. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi, làm người nông dân an tâm hơn khi tham gia hợp tác xã. Tuy nhiên vấn đề cần được quan tâm là người nông dân chưa nắm rõ việc tài sản hợp tác xãthuộc quyền sở hữu của nông dân. Điều này thể hiện quyền và nghĩa vụ của nông dân đối với hợp tác xã cũng như tài sản của hợp tác xã.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w