Về quyền và nghĩa vụ của xã viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Trang 33 - 38)

Tiêu chí được xem xét nghiên cứu tiếp theo là người nông dân hiểu như thế nào về quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã. Khi người nông dân hiểu rõ việc tham gia hợp tác xãsẽ được nhận những gì và sẽ phải làm những gì, thì người nông dân sẽ có cơ sở để

cân nhắc giữa quyền lợi và nghĩa vụ để đưa ra quyết định đúng đắn về việc có nên tham gia vào hợp tác xãhay không?

4.1.5.1.Các quyền cơ bản của xã viên:

Nhận thức của người nông dân về các quyền cơ bản của xã viên:

49 29 22 50 25 25 55 27 18 58 18 24 77 3 20 83 3 14 0% 20% 40% 60% 80% 100% Quyền quản lý HTX Quyền quyết định vốn góp

Quyền rời khỏi HTX Quyền kiểm tra, kiểm soát Quyền được chia lãi Quyền tự do kinh doanh hộ

Có quyền Không có quyền Không biết

Qua kết quả nghiên cứu thể hiện qua biểu đồ 4.8 cho thấy nông dân hiện tại hiểu khá rõ về các quyền của xã viên hợp tác xã. Trong các quyền thì quyền tự do kinh doanh hộ có đến 83% nông dân nhận biết được. Quyền được nhiều nông dân nhận biết thứ hai là quyền được chia lãi với 77% nông dân được hỏi nhận biết. Điều này có thể giải thích một phần do đa số nông dân quan niệm hợp tác xã là tổ chức hoạt động vì lợi nhuận. Các quyền được nhận biết tiếp theo là quyền kiểm tra, giám soát các hoạt động của hợp tác xã(58%), quyền rời khỏi hợp tác xã (55%), quyền quyết định vốn góp của của xã viên (50%) và cuối cùng là quyền quản lý hợp tác xãvới 49% nông dân nhận biết.

Nhìn chung, nhận thức của người nông dân về hợp tác xã đã có những cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề đầu tiên đó là việc quyền quản lý hợp tác xãcủa xã viên - một trong những quyền cơ bản của xãviên được ít nông dân nhận biết nhất. Theo quyền này thì xã viên có quyền tham gia quản lý, điều hành các hoạt động của hợp tác xãphục vụ lợi ích chính đáng cho tất cả các xã viên.

Vấn đề thứ hai là việc có đến 50% số nông dân không biết rằng xã viên có quyền quyết định phần vốn góp của mình trong hợp tác xã. Người nông dân quan niệm khi vào hợp tác xãlà không thể rời khỏi, hoặc nếu có rời khỏi được thì cũng không thể nào rút phần vốn đã góp vào hợp tác xã. Và nhận thức của người nông dân ở tiêu chí này rất bất lợi cho mô hình hợp tác của Huyện.

Về quyền biểu quyết của xã viên:

Một trong những vấn đề quan trọng thể hiện mục tiêu hoạt động vì lợi ích cộng đồng của hợp tác xãlà quyền biểu quyết của các xã viên trong hợp tác xã. Ở tiêu chí này

kết quả thể hiện ở biểu đồ 4.9 cho thấy, có 39% nông dân được hỏi nhận thức đúng, theo những nông dân này cho dù góp vốn nhiều hay ít thì khi biểu quyết mỗi xã viên chỉ có một phiếu biểu quyết. Phần lớn nông dân (61%) không nắm rõ vấn đề cơ bản này, trong đó có 26% nông dân cho rằng trong hợp tác xãxã viên góp vốn nhiều sẽ có nhiều phiếu biểu quyết hơn xã viên góp vốn ít và 35% nông dân không nắm rõ quyền biểu quyết của xã viên như thế nào.

39% 26% 35% 0% 10% 20% 30% 40% Bằng nhau Không bằng nhau Không biết

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tiêu chí quyền biểu quyết của xã viên - tiêu chí thể hiện tính cộng đồng, một điểm phân biệt cơ bản hợp tác xãvới các tổ chức kinh tế khác ở nông thôn không được nông dân nhận thức rõ. Việc hiểu không đúng tiêu chí này, làm cho người nông dân quan niệm hợp tác xã là tổ chức hợp tác của các nông dân giàu, nhiều ruộng đất. Hợp tác xã chỉ phục vụ và mang lợi ích chủ yếu cho các nông dân giàu, có nhiều ruộng đất. Còn các nông dân nghèo, ít đất thì khi vào hợp tác xãlợi ích nhận được rất ít, nhưng lại phải lệ thuộc vào ý kiến của các nông dân khác do góp ít vốn.

Về quyền lợi giữa các xã viên:

Khi khảo sát về quyền lợi giữa các xã viên, kết quả có 57% nông dân cho rằng quyền lợi giữa các xã viên là công bằng. Tuy nhiên, lượng nông dân chưa nắm được tiêu chí này cũng chiếm một lượng đáng kể (43%). Trong đó, có 23% cho rằng quyền lợi giữa các xã viên là không công bằng, những xã viên tham gia trong Ban Quản Trị hợp tác xã, có quen biết với Ban Quản Trị hợp tác xãsẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn người xã viên khác. Số nông dân còn lại (20%) chưa rõ về vấn đề này.

Quyền lợi giữa xã viên so với các nông dân không tham gia hợp tác xã: Biểu đồ 4.10: Nhận thức của người nông dân về quyền giữa các xã viên

57% 23%

20%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Ngang bằng nhau Không ngang bằng nhau Không biết

Một tiêu chí khác ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tham gia hợp tác xãcủa nông dân, là những lợi ích mà hợp tác xã mang lại cho xã viên so với những nông dân không tham gia hợp tác xã. Kết quả khảo sát về nhận thức của nông dân về quyền lợi giữa xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xãđược thể hiện lần lượt ở hai biểu đồ 4.11 và 4.12 như sau:

Qua biểu đồ 4.11 và 4.12 cho thấy, có 66% nông dân nhận thức đúng về phạm vi hoạt động của hợp tác xã, theo những nông dân này thì hợp tác xãcung cấp dịch vụ cho cả xã viên và nông dân không phải là xã viên. Ngoài ra, có đến 20% nông dân cho rằng hợp tác xãchỉ có cung cấp dịch vụ cho xã viên hợp tác xã. Chính việc hiểu sai lệch này làm cho một số nông dân chưa thực sự muốn vào hợp tác xã, do có ruộng trong vùng đê bao của hợp tác xã cũng tham gia vào hợp tác xã. Những nông dân này sẽ không tích cực trong hoạt động của hợp tác xã, chỉ làm những gì buộc phải làm, không thực sự muốn đóng góp công sức vào xây dựng hợp tác xã, làm cho hoạt động của hợp tác xãgặp nhiều khó khăn, bế tắt.

Trong số nông dân hiểu đúng về phạm vi hoạt động của hợp tác xã, có 64% nông dân cho rằng những xã viên sẽ có lợi hơn các nông dân không tham gia hợp tác xã khi mua các dịch vụ mà hợp tác xãcung cấp. Và 27% nông dân cho rằng không có sự chênh lệch về giá mua dịch vụ giữa xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã. Và 9% nông dân còn lại không nắm rõ tiêu chí này. Như vậy, phần lớn nông dân đã thấy được lợi ích khi tham gia hợp tác xãlà được mua dịch vụ của hợp tác xãvới giá thấp hơn các nông dân không tham gia hợp tác xã.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nông dân có những cải thiện trong nhận thức về quyền cơ bản của xã viên - nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn. Theo người nông dân quyền lợi giữa các xã viên là công bằng, và so với các nông dân không tham gia hợp tác xãthì xã viên có lợi hơn khi mua các dịch vụ do hợp tác xãcung cấp.

4.1.5.2.Nghĩa vụ của các xã viên: Biểu đồ 4.11: Nhận thức của người nông dân về phạm vi hoạt động của hợp

tác xã.

Biểu đồ 4.12: Nhận thức về quyền lợi của xã viên so với nông dân.

20% 66% 9% 5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Xã viên Nông dân Tùy HTX Không biết 64% 27% 9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Có lợi hơn Không có lợi hơn Không biết 64% 27% 9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Có lợi hơn Không có lợi hơn

Phần mục trên vừa khảo sát nhận thức của nông dân về các quyền lợi cơ bản của xã viên. Tiếp theo, nghiên cứu sẽ xem xét người nông dân hiểu như thế nào về yếu tố đi đôi với quyền lợi - trách nhiệm, nghĩa vụ của xã viên. Qua khảo sát cho thấy, chỉ có 76% nông dân được hỏi nhận biết được là vào hợp tác xãsẽ có nghĩa vụ, trách nhiệm. Hiện có 24% nông dân quan niệm xã viên không có nghĩa vụ gì đối với hợp tác xã. Nguyên nhân chính do sự trì trệ trong hoạt động của các hợp tác xã, không tổ chức các cuộc họp định kỳ lấy ý kiến xã viên, không đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động. Chính những điều này làm xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xãcho rằng xã viên không có bất kỳ nghĩa vụ gì đối với hợp tác xã, tất cả công việc do ban chủ nhiệm quyết định và thực hiện.

Phần tiếp theo, nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích nhận thức của nông dân về từng nghĩa vụ cụ thể, xem xét người nông dân hiểu như thế nào về các nghĩa vụ của xã viên.

88 1 11 97 3 41 4 55 33 4 63 17 3 80 11 3 86 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Chấp hành điều lệ Góp đủ phần vốn góp Chịu trách nhiệm trên vốn góp Bồi thường thiệt hại Bảo quản tài sản Đóng góp ý kiến và dự họp

Là nghĩa vụ Không là nghĩa vụ Không biết

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hai nghĩa vụ được nhiều người nông dân nhận biết nhất là góp đủ phần vốn góp đã đăng ký với hợp tác xã (97%) và chấp hành điều lệ của hợp tác xã(88%). Đối với hai nghĩa vụ này, phần lớn người nông dân xem việc góp đủ phần vốn góp và chấp hành điều là vấn đề tất yếu, thực hiện ngay từ đầu khi tham gia hợp tác xã. Đối với các nghĩa vụ khác, có ít người nông dân nhận thức được các nghĩa vụ khác của xã viên đối với hợp tác xã. Đặc biệt là trách nhiệm bảo vệ tài sản hợp tác xã(17%) và tham gia đóng góp ý kiến và dự họp (11%).

Vấn đề cần quan tâm ở tiêu chí này là, có đến 49% nông dân biết xã viên có quyền quản lý hợp tác xã(phân tích ở mục 4.1.5.1), lại chỉ có 11% xem việc đóng góp ý kiến và dự họp là nghĩa vụ. Phần lớn nông dân cho rằng nông dân có quyền quản lý, nhưng thường những người quản lý là những người có nhiều ruộng đất hoặc cán bộ chính quyền. Theo các nông dân, quyền quản lý hợp tác xãcủa xã viên thường không thể thực hiện và quyền bình đẳng trong biểu quyết thường bị vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã. Chính việc này làm cho các xã viên tách rời hợp tác xã, không tham gia các hoạt động của hợp tác xã. Điều này làm cho ban chủ nhiệm ngày càng xa rời xã viên, dẫn đến sự khập khiểng trong các hoạt động của hợp tác xã và hoạt động kém hiệu quả. Những điều trên cũng làm cho nông dân giảm lòng tin vào hợp tác xã, không muốn tham gia hợp tác xã.

Hiện tại, có 24% nông dân cho rằng vào hợp tác xãxã viên không có nghĩa vụ gì đối với hợp tác xã. Đối với các nông dân còn lại thì các nghĩa vụ của xã viên đối với hợp tác xãđang được nông dân nắm không rõ và không đủ. Chủ yếu nông dân nhận biết nghĩa vụ chấp hành theo điều lệ hợp tác xãvà góp đủ phần vốn góp đã đăng ký.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thực của người nông dân về quyền và nghĩa vụ thì có hai vấn đề cần được quan tâm. Thứ nhất, người nông dân đã nhận thức khá đầy đủ các quyền của xã viên và đa phần nông dân biết được quyền lợi của các xã viên là ngang bằng nhau. Tuy nhiên, đối với vấn đề bình đẳng khi biểu quyết của các xã viên còn khá nhiều nông dân chưa nhận thức được điều này. Thứ hai về vấn đề nghĩa vụ của các xã viên, ta thấy còn đến 24% nông dân cho rằng vào hợp tác xãkhông có nghĩa vụ gì. Ngoài ra người nông dân hiện tại chưa nhận thức đầy đủ các nghĩa vụ của xã viên đối với hợp tác xã. Đặc biệt là nghĩa vụ đóng góp ý kiến và dự họp; nghĩa vụ bảo vệ tài sản hợp tác xã đang đựơc nông dân nhận thức rất thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Trang 33 - 38)