Mối liên hệ giữa quyết định tham gia hợp tác xã với tiêu chí của nhận thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Trang 45)

của nhận thức:

Qua việc phân tích bảng chéo, sau khi tiến hành chọn lọc những mối quan hệ có ý nghĩa (với mức ý nghĩa 95%), kết quả thu được là việc nhận thức đúng về mục tiêu hoạt động, phạm vi cung cấp dịch vụ của hợp tác xã và nhận biết xã viên có nghĩa vụ ảnh hưởng đến quyết định tham gia hợp tác xãcủa nông dân (xem phụ lục bảng 5.1, 5.2, 5.3). Kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4: Mối liên hệ giữa quyết định có tham gia hợp tác xã hay không với các tiêu chí của nhận thức:

Tiêu chí Nhận thức Sẽ tham gia hợp tác xã Sẽ không tham gia hợp tác xã Tổng N % N % N % Nhận thức về mục tiêu hoạt động của hợp tác xã. Đúng 20 87% 3 13% 23 100% Sai 27 35% 50 65% 77 100% Nhận thức về phạm vi cung cấp dịch vụ Đúng 47 71% 19 29% 66 100% Sai 33 75% 11 25% 44 100% Nhận biết xã viên hợp tác xã có nghĩa vụ Đúng 40 53% 36 47% 76 100% Sai 8 33% 16 67% 24 100%

(Nguồn: khảo sát trực tiếp nông dân huyện Thoại Sơn tháng 3/2007)

Ở mối quan hệ giữa việc nhận thức đúng mục tiêu hợp tác xãvà quyết định tham gia hợp tác xã,kết quả nghiên cứu cho thấy những nông dân nhận thức đúng mục tiêu hoạt động có xu hướng sẽ tham gia hợp tác xã. Cụ thể, có 87% nông dân nhận thức đúng mục tiêu hoạt động của hợp tác xãquyết định sẽ tham gia hợp tác xã.

Ở tiêu chí nhận phạm vi cung cấp dịch vụ và nhận biết xã viên có nghĩa vụ cũng tương tự tiêu chí mục tiêu hoạt động của hợp tác xã. Những nông dân nhận thức đúng phạm vi cung cấp dịch vụ của hợp tác xã, nhận biết xã viên hợp tác xãcó nghĩa vụ thì càng có xu hướng sẽ tham gia hợp tác xã.

Sau khi phân tích mối quan hệ giữa các tiêu chí của nhận thức với quyết định tham gia hợp tác xã, kết quả thu được có ba tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tham gia hợp tác xãcủa nông dân. Đó là: Nhận thức đúng về mục tiêu hoạt động của hợp tác xã; Nhận thức đúng về phạm vi cung cấp dịch vụ; Nhận biết xã viên hợp tác xãcó nghĩa vụ.

Kết luận: Kết quả của việc tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức cung cấp những thông tin rõ ràng và đầy đủ hơn về nhận thức của nông dân. Qua đây ta thấy nhận thức của nông dân Thoại Sơn có các đặc điểm sau:

− Các nông dân ở các xã gần thành phố Long Xuyên có xu hướng nhận thức đầy đủ, rõ ràng hơn về hợp tác xã và mong muốn tham gia vào hợp tác xã hơn các nông dân tại các xã tiến về phía giáp ranh với Kiên Giang.

− Những nông dân có trình độ càng cao thì có xu hướng nhận thức đúng ở hai tiêu chí quan hệ sở hữu ruộng đất và quan hệ sở hữu tài sản của hợp tác xã.

− Độ tuổi ảnh hưởng rất phức tập đến nhận thức. Nhìn chung nhóm nông dân từ 30 - 40 tuổi có nhận thức rõ ràng và đầy đủ nhất về hợp tác xã.

− Ít có sự khác biệt trong nhận thức giữa xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã.

4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong qua trình tuyên truyền, vận động nông

dân về hợp tác xã của huyện Thoại Sơn trong giai đoạn 2000 - 2005: Những thuận lợi:

Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách, cùng những giải pháp về phát triển kinh tế hợp tác. Cụ thể, đã ban hành các văn bản quan trọng như Chỉ thị số 10-CT/TU của tỉnh ủy ngày 02/8/2002 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đề án phát triển hợp tác xã của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh giai đoạn 2001 – 2005, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đọan 2006 – 2010,.... Nhờ đó mà khu vực kinh tế tập thể từng bước được củng cố và không ngừng phát triển.

Sự hỗ trợ của Tỉnh ủy và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh còn thể hiện qua việc trích ngân sách của tỉnh hàng năm (khoảng 120 triệu trong năm 2006 11) để tổ chức hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ quản lý của hợp tác xãthông qua các lớp đào tạo ngắn hạn.

Những khó khăn:

Do đa phần nông dân còn nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Người nông dân phải làm việc vất vả cả ngày, cho nên việc tập hợp nông dân để tuyên truyền, vận động gặp rất nhiều khó khăn.

Trình độ văn hóa của nông dân cũng như trình độ nhận thức của người nông dân còn nhiều hạn chế. Điều này đã làm cho những hoạt động tuyên truyền vận động nông dân gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Chính yếu tố trên làm cho việc tìm kiếm những nông dân làm hạt nhân, làm nồng cốt, đại diện nông dân đứng ra thành lập hợp tác xã, cũng như quản lý, điều hành hợp tác xãgặp rất nhiều khó khăn.

Liên Minh Hợp Tác Xã chưa có tổ chức đại diện chuyên trách tại các địa phương. Điều này làm cho hoạt động của Liên Minh Hợp Tác Xã gặp nhiều khó khăn, chưa nắm bắt được tình hình thực tế của từng địa phương, cũng như chưa kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong hoạt động vận động tuyên truyền.

Cán bộ làm công tác quản lý hợp tác xãcủa huyện là kiêm nhiệm nên thời gian dành cho hợp tác xãcòn ít, chưa thể hiện vai trò tham mưu giúp cho Huyện ủy, Ủy Ban Nhân Dân huyện lãnh đạo phát triển kinh tế tập thể. Sự phối hợp giữa các phòng ban còn chưa chặt chẽ trong vận động, phát triển và quản lý hợp tác xã.12

Các hợp tác xã nông nghiệp của huyện trong thời gian qua không thực hiện đúng và đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã. Nguyên tắc bị vi phạm nhiều nhất là nguyên tắc dân chủ. Điều này thể hiện qua việc:

− Trụ sở của hợp tác xã Tây Sơn tại văn phòng ấp Tây Sơn, thị trấn Núi Sập.

− Các hợp tác xã chỉ tiến hành đại hội xã viên sau mỗi nhiệm kỳ.

− Không tổ chức chức các cuộc hợp lầy ý kiến, thông qua phương hướng hoạt động trước toàn bộ xã viên.

− Không minh bạch, công khai trong hoạt động của hợp tác xã.

Nhiều xã viên của các hợp tác xã chưa thực sự hiểu rõ về mô hình hợp tác xã. Điều này làm cho có sự khập khiểng trong những chủ trương, hoạt động của hợp tác xã, do người dân chưa thực sự hiểu, chưa thật sự muốn tham gia, xây dựng hợp tác xã. Tất cả 11 Báo cáo công tác tập huấn cán bộ hợp tác xã nông nghiệp của Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn thực hiện 2003-2005.

những việc trên làm giảm hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, hạn chế những tiện ích do hợp tác xã mang lại. Làm cho nông dân không thấy được tính hiệu quả của mô hình hợp tác. Xã viên không đảm trách được nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nông dân chưa tham gia hợp tác xã về mô hình hợp tác xã và kinh tế hợp tác.

Trong thời gian qua nhiều hợp tác xã làm ăn không hiệu quả và đã giải thể làm giảm sút lòng tin của nông dân đối với hợp tác xã. Hai hợp tác xã nông nghiệp làm ăn không hiệu quả và giải thể trong năm 2005 là hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạnh (xã Tây Phú), hợp tác xã nông nghiệp Trung Phú (xã Vĩnh Phú).

4.4. Giải pháp nâng cao nhận thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần này sẽ tập trung giới thiệu các giải pháp để góp phần nâng cao nhận thức của nông dân về hợp tác xã. Các giải pháp gồm bốn giải pháp lớn thuộc hai nhóm là giải pháp ngắn hạn và giải pháp lâu dài. Nhóm giải pháp ngắn hạn gồm hai giải pháp chính là nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã hiện tại và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Nhóm giải pháp dài hạn gồm hai giải pháp chính là nâng cao trình độ dân trí thông qua việc tăng cường công giáo dục trong thời gian tới và từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong Huyện.

4.4.1.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã hiện tại:

4.4.1.1. Tăng cường tính dân chủ, công bằng trong hoạt động của hợp tác xã:

Tính dân chủ, công bằng là một trong những đặc điểm cơ bản phân biệt hợp tác xã kiểu mới và hợp tác xãkiểu cũ. Do đó trong quá trình hoạt động các hợp tác xãhiện tại cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc này. Các hoạt động của hợp tác xã phải thể hiện mục tiêu vì cộng đồng, vì lợi ích của người nông dân. Hợp tác xãhoạt động phục vụ lợi ích cho đại đa số nông dân, không phục vụ cho thiểu số các nông dân có nhiều ruộng đất. Trong hợp tác xã, mọi xã viên đều bình đẳng và bình quyền, hoạt động trên nguyên tắc dân chủ và theo ý kiến của đa số xã viên. Các công việc trước mắt các hợp tác xã hiện tại nên làm là:

− Tiến hành Đại Hội Xã Viên đột xuất trong thời gian sớm nhất có thể và tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm Ban Quản Trị hợp tác xã, tiến hành bầu lại Ban Quản Trị hợp tác xã theo nguyên tắc dân chủ, công bằng nếu cần thiết. Đồng thời, tiến hành tổng kết kết quả kinh doanh của hợp tác xã trong các năm qua, báo cáo tình hình tài chính, công nợ, tài sản, các khoản trích lập quỹ. Cũng như, nghiêm khắc trừng phạt các sai phạm về nguyên tắc quản lý, sai phạm trong tổ chức hoạt động của hợp tác xã, đặc biệt là vi phạm tính dân chủ, công bằng. Điều này có thể thực hiện được do hiện tại các hợp tác xã của Thoại Sơn đều vi phạm các nguyên tắc tổ chức cơ bản của hợp tác xã nhất là nguyên tắc dân chủ. Liên Minh Hợp Tác Xã kết hợp với các cơ quan địa phương tiến hành vận động, yêu cầu Ban Quản Trị tiến hành đại hội xã viên. Nếu Ban Quản Trị các hợp tác xã không đồng ý tiến hành tổ chức Đại Hội Xã Viên thì việc tổ chức sẽ tiến hành bởi xã viên hợp tác xã thông qua sự hỗ trợ của Liên Minh và chính quyền

địa phương. Nếu cần thiết có thể có sự hỗ trợ đúng mực của chính quyền địa phương trong việc tiến hành tổ chức Đại Hội Xã Viên.

− Tiến hành xây dựng, lấy ý kiến của xã viên và thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh của hợp tác xã..

− Định kỳ tổ chức các buổi hợp xã viên, lầy ý kiến, nguyện vọng của xã viên. Đồng thời, tiến hành công khai hoạt động, minh bạch tài chính của hợp tác xã. Những việc trên tiến hành thông qua sự giám sát của xã viên và sự hỗ trợ của cán bộ kim nhiệm mảng kinh tế hợp tác cấp huyện.

Chỉ có như vậy, người nông dân mới có thể hoàn toàn tin tưởng hợp tác xãlà một tổ chức dân chủ. Nếu không làm được điều này, người nông dân sẽ không thấy được những lợi ích khi tham gia hợp tác xã. Đây chính là vấn đền cần được làm trước tiên nếu muốn vận động nông dân tham gia hợp tác xã.

4.4.1.2. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả:

Hiện nay, hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp của huyện chủ yếu tập trung cung cấp dịch vụ bơm tưới. Chính điều này khiến người nông dân chưa nhận rõ những tiện ích thiết thực do hợp tác xãmang lại. Theo người nông dân việc tham gia hợp tác xã chủ yếu để được bơm tiêu – bơm tưới. Chính việc này làm cho người nông dân chưa liên hệ chặt chẽ với hợp tác xã. Hướng phát triển sắp tới, các hợp tác xã trong huyện cần đa dạng hóa dịch vụ cung cấp của hợp tác xã. Phải cho người nông dân thấy rằng hợp tác xãkhông chỉ có bơm tưới mà còn mang lại những tiện ích khác cho nông dân, mang lại lợi nhuận cho vốn góp của nông dân. Muốn vậy, hợp tác xãcần phải tận dụng thế mạnh của mình - sức mạnh tập thể đề khai thác, áp dụng những mô hình làm ăn hiệu quả hơn từng nông hộ.

Hoạt động cung cấp giống cho nông dân thông qua các tổ nhân giống của hợp tác xã. Việc thực hiện hoạt động cung cấp của các hợp tác xã Thoại Sơn có thuận lợi hơn các nơi khác do hoạt động sản xuất giống hiện đang khá phát triển trong huyện (có 1.032 hecta với 652 hộ tham gia sản xuất lúa giống ở vụ Đông Xuân 2006 – 2007 13). Hiện tại các hợp tác xã nông nghiệp có thể tham gia công tác cung cấp giống cho nông dân theo cách sau:

− Hợp tác xã nông nghiệp: Trước tiên, Ban Quản Trị tiến hành thành lập kế hoạch sản xuất lúa giống trình bày trước Đại Hội Xã Viên. Nếu được thông qua, hợp tác xã sẽ thành lập tổ nhân giống trên cơ sở lựa chọn các hộ sản xuất giỏi trên địa bàn. Sau đó, tranh thủ sự hỗ trợ của Sở Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn, Phòng Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn, Phòng Khuyến Nông để được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống xác nhận về áp dụng trong sản xuất giống. Đối với hợp tác xãđã có tổ nhân giống, thì tiến hành củng cố hoạt động của các tổ nhân giống, cử đi học các lớp tập huấn về sản xuất lúa giống.

− Hợp tác xã thủy sản: Hiện tại hợp tác xã thủy sản Phú Thuận đang tiến hành hoạt động này khá tốt, nên tiếp tục duy trì hoạt động này.

13 Trang web Sở Nông Nghiệp& PTNT An Giang:

Tổ chức đội làm thuê đáp ứng một phần nhu cầu về nhân công trong chăm sóc, thu hoạch xã viên. Đội làm thuê sẽ được tổ chức như sau:

− Các công đoạn tham gia làm thuê: Gieo sạ, bón phân, xịt thuốc, cắt và thu hoạch lúa.

− Đội làm thuê có từ 7 – 10 thành viên. Các thành viên của đội làm thuê này là các thanh niên từng tham gia làm thuê trong xã. Khi xem xét khả năng tập hợp thành viên đội làm thuê cho thấy, nguyên nhân chính của việc rời bỏ nông thôn của thanh niên là do không có việc làm thường xuyên. Khi tham gia vào đội làm thuê thì khó khăn này có thể khắc phục. Cho nên, việc tập hợp nông dân là có thể thực hiện.

− Sau khi hợp tác xãtìm được thanh niên, hợp tác xãcần phải hướng dẫn cách sử dụng máy móc thiếp bị một cách hiệu quả nhất. Đội làm thuê này sẽ được trang thêm từ 2 - 4 máy gặt xếp dãy bằng nguồn vốn của hợp tác xã.

− Trên cơ sở được tổ chức, quản lý của hợp tác xãvà được trang bị tốt sẽ giúp cho đội làm thuê này hoạt động hiệu quả. Mức lương của các thành viên đội làm thuê căn cứ vào khối lượng công việc làm được. Hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm đại diện đội làm thuê, đầu tư máy móc thiếp bị và hưởng một tỷ lệ hoa hồng nhất do Đại Hội Xã Viên quyết định. Khi hoạt động của đội làm thuê đạt hiệu quả và phát triển hợp tác xã sẽ dần từng bước vận động các thành viên đội làm thuê tham gia vào hợp tác xã.

4.4.1.3. Củng cố hoạt động của các hợp tác xã:

Hợp tác xã muốn có được sự tin tưởng của người nông dân thì một yếu tố cần làm tốt đó là tính minh bạch về tài chính. Cần thực hiện công khai, minh bạch trong tài chính cũng như các hoạt động của hợp tác xã. Chỉ như vậy, nông dân mới tin mà sẳn sàng góp vốn và hợp tác xãlàm ăn hiệu quả. Muốn làm được việc này các hợp tác xãphải nâng cao trình độ của cán bộ kế toán của hợp tác xã. Bằng cách đưa các kế toán viên của hợp tác xã đi học các lớp trung cấp hoặc đại học về kế toán, để các nhân viên kế toán của hợp tác xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Trang 45)