Các yếu tố nhân khẩu học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Trang 41 - 45)

4.2.2.1. Trình độ ảnh hưởng đến nhận thức:

Ảnh hưởng của trình độ đến nhận biết mục tiêu của hợp tác xã:

Theo kết quả phân tích ứng với sig = 0,00 cho thấy, trình độ tác động trực tiếp quyết định đến nhận thức của nông dân về mục tiêu của hợp tác xã(xem phụ lục bảng 2.1). Cụ thể, những nông dân có trình độ văn hóa càng cao thì càng có xu hướng nhận thức đúng mục tiêu hoạt động của hợp tác xã. Có 60% người có trình độ cấp 3 nhận thức đúng, trong khi tỷ lệ này chỉ có 7,1% ở những người có trình độ cấp 1. Những người có trình độ càng thấp thì càng có xu hướng quan niệm rằng hợp tác xãhoạt động vì lợi ích kinh tế.

Theo kết quả bảng chéo và kiểm định Chi - Square chứng tỏ, nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất không bị ảnh hưởng bởi yếu tố trình độ văn hóa, ứng với sig = 0,08 ở mức ý nghĩa 95% (xem phụ lục bảng 2.2). Kết hợp với, có 87% nông dân nhận biết ruộng đất thuộc quyền sở hữu của xã viên khi tham gia hợp tác xã (kết quả nghiên cứu ở mục 4.1.3). Như vậy, nhận thức của người nông dân về quyền sở hữu ruộng đất này đã chuẩn xác và sâu rộng đến hầu hết nông dân trên địa bàn Huyện.

Ảnh hưởng của trình độ đến nhận thức về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã:

Theo kết quả phần trên thì trình độ không có ảnh hưởng đến nhận thức của nông dân về quyền sở hữu ruộng đất. Tuy nhiên, khi điều tra về một vấn đề khó hơn - quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã, thì đã có sự khác nhau về nhận thức giữa các nhóm nông dân có trình độ khác nhau, ứng với sig = 0,012 (xem phụ lục bảng 2.3). Những nông dân có trình độ càng cao nhận thức càng chuẩn xác về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã. Cụ thể, có đến 80% nông dân có trình độ cấp 3 nhận thức đúng về vấn đề này. Trong khi tỷ lệ này là 38,5% ở những nông dân có trình độ cấp 2 và 33,4% ở những nông dân có trình độ cấp cấp 1.

Qua phân tích sự ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến nhận thức của người nông dân kết quả thu được là trình độ văn hóa tác động tích cực đến nhận thức. Những người có trình độ học vấn cao thì có xu hướng nhận thức đúng, đầy đủ hơn về hợp tác xã. Đặc biệt, trình độ văn hóa ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức của người nông dân về hợp tác xãở hai tiêu chí: nhận biết mục tiêu hoạt động của hợp tác xãvà nhận thức về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã. Cụ thể, những người có trình độ càng cao thì càng có càng có xu hướng nhận thức đúng hai vấn đề này.

4.2.2.2. Độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức:

Ảnh hưởng của độ tuổi đến nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất:

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhận thức của người nông dân về quyền sở hữu ruộng đất là độ tuổi của nông dân, ứng với sig = 0,01 (xem phụ lục bảng 3.1). Cụ thể, những người nông dân ở độ tuổi từ 31 – 40 tuổi (nhóm tuổi thứ 2) là nhóm nông dân có nhận thức đúng nhất về tiêu chí này với 100% nông dân nhận thức đúng. Kế tiếp là nhóm từ 41 - 50 tuổi (nhóm tuổi thứ 3) với 96% nông dân nhận thức đúng, nhóm từ 51 – 60 tuổi (nhóm tuổi thứ 4) với 85% hiểu đúng tiêu chí này và sau cùng là nhóm từ 20 - 30 (nhóm tuổi thứ 1) với 54,5% có nhận thức đúng.

Lý do của sự khác biệt này là do có sự khác biệt về thời gian tham gia sản xuất nông nghiệp giữa các nhóm tuổi. Nhóm nông dân từ 31 – 60 tuổi là những người có thời gian tham gia sản xuất tương đối lâu, sản xuất nông nghiệp là hoạt động chủ yếu, hoạt động gắn liền với cuộc sống của các nông dân này. Do đó, các nông dân này rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến nông nghiệp đặc biệt là quyền sở hữu ruộng đất. Cho nên, các nông dân này nhận thức khá rõ rằng đầy đủ ở tiêu chí này.

Tuy nhiên, đối với các nông dân nhóm thứ 4 do bị ảnh hưởng của mô hình hợp tác xãkiểu cũ nên một số nông dân vẫn còn mang tư tưởng, cách nghĩ cũ, dẫn đến nhận thức sai lệch ở tiêu chí quyền sở hữu ruộng đất.

Nhóm tuổi thứ 1, do thời gian tham gia sản xuất ít, chưa quan tâm đúng mức những vấn đề trong nông nghiệp và kể cả vấn đề đang nghiên cứu.

Các nông dân thuộc nhóm 2 và 3 là những nhông dân có thời gian tham gia sản xuất tương đối lâu. Sự ảnh hưởng cả mô hình hợp tác xã kiểu cũ ít kết hợp với sự dễ dàng tiếp nhận cái mới hơn. Cho nên hiện đây là những nông dân hiểu rõ nhất về quyền sở hữu ruộng đất trong hợp tác xã.

Ảnh hưởng của độ tuổi đến nhận thức về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã: Kết quả nghiên cứu phần trên cho thấy, nhóm tuổi từ 31- 50 là nhóm tuổi có xu hướng hiểu đúng hơn về quyền sở hữu ruộng đất. Tuy nhiên, khi khảo sát nhận thức nông dân ở tiêu chí quyền sở hữu tài sản hợp tác xãthì xu hướng đã thay đổi. Ở tiêu chí này, những người có độ tuổi càng lớn thì càng có xu hướng hiểu sai lệch về vấn đề này, ứng với sig = 0,01 (xem phụ lục bảng 3.2). Xu hướng này được thể hiện qua bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của độ tuổi đến nhận thức về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã: Độ tuổi Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã Nhà nước 9,1% 4,5% 23,1% 32,0% Ban Quản Trị 27,3% 45,5% 19,2% 28,8% Nông dân 45,5% 45,5% 34,6% 23,2% Không biết 18,2% 4,5% 23,1% 16,0% Tổng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%

(Nguồn: khảo sát trực tiếp nông dân huyện Thoại Sơn tháng 3/2007).

Cụ thể, có đến 32% nông dân ở nhóm tuổi thứ 4 cho rằng tài sản hợp tác xãthuộc về nhà nước, trong khi tỷ lệ chỉ là 9% ở nhóm tuổi 1. Và có đến 45,5% nông dân nhóm 1 và nhóm 2 nhận thức đúng – quyền sở hữu thuộc về xã viên (nông dân), và tỷ lệ này là 35% ở nhóm 3 và 23% ở nhóm 4. Như vậy, những nông dân ở nhóm tuổi 1 là những người đại diện cho lớp trẻ, dù có đến 18,2% người không rõ về vấn đề này, nhưng nhưng tỷ lệ người hiểu đúng lại lại khá cao.

Trong tiêu chí này, những nông dân nhóm 2 là những nông dân có nhận thức đầy đủ và rõ ràng nhất (chỉ có 4,5% nông dân không biết và 45,5% nông dân nhận thức đúng). Nguyên nhân chủ yếu là do có thời gian tham gia nông nghiêp tương đối dài, hoạt động nông nghiệp gắn liền với cuộc sống các nông dân này. Bên cạnh đó, các nông dân này còn tương đối trẻ nên tiếp nhận cái mới dể dàng hơn.

Những nông dân thuộc nhóm tuổi thứ 4, do bị tác động từ mô hình hợp tác xã kiểu cũ, nên đa phần những nông dân này quan niệm hợp tác xãlà một tổ chức của nhà nước, tài sản hợp tác xãthuộc quyền sở hữu của nhà nước, của Ban Quản Trị hợp tác xã.

Ảnh hưởng của độ tuổi đến quyết định tham gia hợp tác xã của nông dân:

Qua nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt tương đối trong quyết định có tham gia hợp tác xã hay không giữa các nhóm tuổi khác nhau, ứng với sig = 0,054 (với mức ý nghĩa 90%, xem phụ lục bảng 3.3). Qua phân tích, những nông dân càng lớn tuổi càng có xu hướng không muốn tham gia hợp tác xã. Điều này thể hiện qua việc, có đến 67,7%

nông dân trên 50 tuổi không muốn tham gia hợp tác xã,trong khi 100% người dân từ 20 – 30 tuổi muốn tham gia vào hợp tác xã. Sự khác biệt này một phần do ảnh hưởng của mô hình hợp tác xãkiểu cũ trong giai đoạn những năm 1980 đã tạo ấn tượng không tốt cho người nông dân về mô hình hợp tác xã. Và những nông dân lớn càng lớn tuổi thì sự ảnh hưởng càng sâu sắc hơn. Do đó, những nông dân càng lớn tuổi càng có xu hướng không muốn tham gia hợp tác xã.

Khi xem xét ảnh hưởng của độ tuổi đến nhận thức của nông dân về hợp tác xãkết quả thu được là: Độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức của người nông dân rất phức tạp. Những nông dân lớn tuổi là những người quan tâm đến hoạt động của nông nghiệp nhiều hơn, tuy nhiên lại là có xu hướng khó tiếp thu cái mới hơn. Điều đó thể hiện ở việc, nông dân lớn tuổi hiểu rõ quyền sở hữu ruộng đất thuộc về nông dân. Nhưng ở hai tiêu chí tiếp theo, quyền sở hữu tài sản hợp tác xã thì nhận thức không đúng và biểu hiện của nhận thức cũng không tích cực bằng những nông dân trẻ tuổi (phần lớn nông dân lớn tuổi không muốn tham gia hợp tác xã).

4.2.2.3. Thu nhập:

Một yếu tố nhân khẩu học khác cũng tác động đến nhận thức của nông dân, đó là thu nhập bình quân trên đầu người. Yếu tố thu nhập sẽ ảnh hưởng đến mức độ chi trả cho học tập, đầu tư cho giáo dục, quyết định trình độ học vấn, quyết định thời gian và mức độ của việc quan tâm, tiếp thu các vấn đề mới, vấn đề xã hội. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin về thu nhập trên đầu người gặp rất nhiều khó khăn và thông tin thu được thường có độ chính xác không cao do:

− Người dân thường ít quan tâm, ghi chép vấn đề thu nhập bình quân trên đầu người.

− Thu nhập gia đình thường từ nhiều nguồn khác nhau như nông nghiệp, chăn nuôi, buôn bán, làm thuê,…. Do đó rất khó xác định, tính toán và tổng hợp.

− Các nguồn thu nhập không ổn định, thường là các thu nhập đột xuất.

− Mức độ chi tiêu, đầu tư cho giáo dục, tiết kiệm của mỗi gia đình là hoàn toàn khác nhau và rất khó để rạch ròi, phân định tỷ lệ này.

Với những khó khăn trong công tác thu thập thông tin về thu nhập nêu trên, cùng với phạm vi nghiên cứu hẹp và thời gian nghiên cứu ngắn, nên việc thu thập, xử lý thông tin về thu nhập có độ chính xác cao là việc hết sức khó khăn. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chỉ dừng ở việc thừa nhận sự ảnh hưởng của thu nhập đến nhận thức.

4.2.2.4.Sự khác nhau trong nhận thức giữa xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã:

Sự khác nhau trong nhận thức về mục tiêu hoạt động của hợp tác xã:

Theo kết quả thu được từ phân tích cho thấy, không có sự khác biệt trong nhận thức về mục tiêu hoạt động của hợp tác xãgiữa xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã, với sig = 0,3 (xem phụ lục bảng 4.1). Ngoài ra, chỉ có 23% nông dân nhận biết đầy đủ mục tiêu hoạt động của hợp tác xã (kết quả nghiên cứu ở mục 4.1.2). Như vậy, ở tiêu chí này, đa phần nông dân chưa nhận thức đúng (ngay cả những xã viên của hợp tác xã). Đây là hậu quả của việc vận động, thành lập hợp tác xã theo số lượng của Huyện trong thời

gian qua, xã viên chưa thực sự hiểu về mục tiêu của hợp tác xã nhưng vẫn tham gia hợp tác xã.

Sự khác nhau trong nhận thức quyền sở hữu ruộng đất:

Khi xem xét mối quan hệ giữa việc tham gia hợp tác xã đến nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất, kết quả cho thấy có sự khác biệt trong nhận thức giữa nông dân không tham gia hợp tác xã và xã viên. Qua phân tích với sig = 0,019 (xem phụ lục bảng 4.2), chứng minh có sự ảnh hưởng của việc đã tham gia đến nhận thức tiêu chí này. Cụ thể, 100% xã viên nhận biết ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nông dân, tỷ lệ này là 85% đối với nông dân. Lý do của sự khác biệt này do, những hợp tác xã trong huyện hiện có đều thực hiện đúng tiêu chí này. Cho nên, những xã viên khi đã trực tiếp tham gia hợp tác xã đã nhận rõ vấn đề này. Ngược lại, vẫn còn tiểu số nông dân không tham gia hợp tác xã vẫn nhận định hợp tác xã kiểu mới như hợp tác xã kiểu cũ – ruộng đất thuộc quyền sở hữu của hợp tác xã.

Sự khác nhau trong nhận thức về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã:

Sự cải thiện trong nhận thức của xã viên thể hiện rõ hơn khi xem xét ở tiêu chí quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã. Ở tiêu chí này, đã có sự khác biệt trong nhận thức giữa xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã. Các xã viên nhận thức chuẩn xác hơn các nông dân không tham gia hợp tác xã, ứng với sig = 0,002 (xem phụ lục bảng 4.3). Cụ thể, có đến 58,3% xã viên nhận thức đúng tiêu chí này, trong khi chỉ 37,5% nông dân không tham gia hợp tác xã hiểu đúng tiêu chí này. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là một trong những điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hợp tác xã kiểu cũ và hợp tác xã kiểu mới - quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã, nhưng vẫn còn 41,7% xã viên chưa nhận thức đúng.

Kết quả phân tích cho thấy, có sự khác biệt giữa những người nông dân không tham gia hợp tác xãvà xã viên trong nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất và tài sản của hợp tác xã. Các xã viên khi tham gia hợp tác xã thì nhận thức chuẩn xác hơn các nông dân không tham gia hợp tác xã ở hai tiêu chí này. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là có quá ít sự khác biệt trong nhận thức giữa nông dân không tham gia hợp tác xãvà xã viên (ngay ở tiêu chí mục tiêu hoạt động của hợp tác xã).Hiện tại, nhận thức của xã viên các hợp tác xã còn một số hạn chế và thiếu sót, những thông tin mà xã viên có được từ hợp tác xã không đầy đủ, chính xác. Xã viên chưa thật sự hiểu về hợp tác xã – tổ chức mà mình đang tham gia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w