Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ (Trang 26 - 29)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp phân tích số liệu chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối qua các năm:

• So sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.

• So sánh tương đối: là tỉ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Bên cạnh đó còn sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bao gồm:

+ Để phân tích tổng quát nguồn vốn, ta dựa vào tỷ trọng của từng khoản mục nguồn vốn. Chỉ tiêu này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Mỗi một khoản nguồn vốn để có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau…do đó ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá từng loại nguồn vốn để kịp thời để có những chiến lược huy động tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định.

• Tỷ trọng % từng khoản nguồn vốn = x 100%

+ Để phân tích nguồn vốn huy động, ta tìm hiểu chỉ tiêu tỷ trọng từng loại tiền gửi. Chỉ tiêu này nhằm xác định cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Mỗi loại tiền gửi có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản…do đó việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hoá chi phí đầu vào cho ngân hàng.

• Tỷ trọng % từng loại tiền gửi = x 100%

+ Hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

• Chỉ tiêu tổng dư nợ / tổng nguồn vốn huy động (lần): chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.

• Chỉ tiêu Nợ xấu / Tổng dư nợ (%): chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng, đo lường chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu này càng thấp chất lượng tín dụng càng cao.

• Chỉ tiêu Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay (%): chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số thu nợ và được dùng để đánh giá khả năng thu nợ của chi nhánh, trả nợ của khách hàng cũng như việc sử dụng tài sản ngắn hạn trong một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng càng tốt.

• Chỉ tiêu Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân (vòng): chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm.

Số dư từng khoản mục nguồn vốn

Tổng nguồn vốn

Số dư từng loại tiền gửi Tổng nguồn vốn huy động

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1. Sự hình thành và phát triển

Hình 1: Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín với tên giao dịch tiếng Anh là Sai Gon Thuong Tin Commercial Stock Bank (viết tắt là Sacombank) được thành lập từ sự hợp nhất của 4 tổ chức tín dụng: Ngân hàng phát triển quận Gò Vấp và 3 hợp tác xã tín dụng (Hợp tác xã Thành Công, Tân Bình, Lữ Gia) với các nhiệm vụ chính là huy động, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chính thức đi vào hoạt động ngày 21/12/1991 theo giấy phép hoạt động số 006/NN-GP ngày 05/12/1991 do ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 do UBND TP Hồ Chí Minh cấp. Với mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Hiện nay, vốn điều lệ ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đã tăng lên 5.116 tỷ đồng (năm 2008) và trở thành ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ chính thức được thành lập vào ngày 31/10/2001 trên cơ sở sáp nhập giữa ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng với ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín dựa trên các văn bản sau

- Công văn số 2583/UB ngày 13/09/2001 của UBND tỉnh Cần Thơ chấp nhận cho ngân hàng Sài Gòn Thương Tín mở Chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ.

- Quyết định số 1325/QĐ-NHNN ngày 24/10/2001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước chuẩn y cho việc sát nhập ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng vào ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

- Quyết định số 280/2001/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ.

- Giấy phép kinh doanh số 570300002301 ngày 25/10/2001 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cần Thơ.

- Quyết định số 102/2002/QĐ-HĐQT ngày 26/10/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín về việc dời trụ sở cấp 1 từ 13A Phan Đình Phùng, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ về số: 34A2 KCN Trà Nóc I, P.Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TP.CT.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)