Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ (Trang 49 - 54)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.2.2.Doanh số thu nợ

* Doanh số thu nợ theo thời hạn

Bảng 12: Doanh số thu nợ theo thời hạn

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số thu nợ 454.494 100 569.818 100 657.851 100 115.324 25,37 88.033 15,54 Ngắn hạn 264.242 58,14 371.042 65,12 452.012 68,71 106.800 40,42 80.970 21,82 Trung và dài hạn 190.252 41,86 198.776 34,88 205.839 31,29 8.524 4,48 7.063 3,55 ( Nguồn: Phòng Hành Chánh )

Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào công tác thu nợ của ngân hàng cũng như việc trả nợ của khách hàng. Nếu ngân hàng thu nợ hay khách hàng trả nợ đúng hạn thì xem như số lượng vốn đó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả, từ đó cho thấy đồng vốn có thể luân chuyển một cách dễ dàng. Theo nguyên tắc vay vốn trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng tín dụng đã ký kết, từ đó có thể nói

Hình 6: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn

- 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 2006 2007 2008 Năm Tri u đồng

doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ở mỗi thời kỳ. Vì vậy chúng ta cần phân tích doanh số thu nợ để thấy được hiệu quả sử dụng vốn.

Năm 2006, doanh số thu nợ là 454.494 triệu đồng, tăng 25,37% vào năm 2007 là 569.818 triệu đồng, lại tăng 15,45% trong năm 2008 là 657.851 triệu đồng. Nhìn chung tình hình thu nợ của Sacombank Cần Thơ có những bước tiến so với năm trước. Điều này chứng tỏ hoạt động của ngân hàng ổn định và đạt hiệu quả trong công tác thu nợ nhằm đảm bảo cho đồng vốn quay vòng nhanh, nâng cao hiệu quả hoạt động trong kỳ tiếp theo. Doanh số thu nợ theo thời hạn bao gồm doanh số thu nợ ngắn và doanh số thu nợ trung và dài hạn. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trung bình trên 64% trong tổng doanh số thu nợ; còn thu nợ trung và dài hạn chỉ chiếm trung bình trên 36% . Một nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với doanh số thu nợ ngắn hạn là do thời hạn cho vay kéo dài nên trong khoản thời gian này chưa đến hạn thu hồi. Qua bảng số liệu ta thấy:

Năm 2006 thu nợ ngắn hạn là 264.242 triệu đồng, năm 2007 đạt 371.042 triệu đồng tăng 106.800 triệu đồng hay 40,42% so với 2006, năm 2008 là 452.012 triệu đồng tăng 80.970 triệu đồng hay 21,82% so với 2007.

Năm 2006 thu nợ trung và dài hạn là 190.252 triệu đồng, năm 2007 đạt 198.776 triệu đồng tăng 8.524 triệu đồng hay 4,48% so với 2006, năm 2008 là 205.839 triệu đồng tăng 7.063 triệu đồng hay 3,55% so với 2007.

Ta thấy tốc độ tăng doanh số thu nợ có xu hướng giảm, thu nợ ngắn hạn năm 2008 là 21,82% giảm 18,6% so với 2007 và thu nợ trung và dài hạn trong năm 2008 cũng giảm với 0,93% so với 2006. Nguyên nhân là trong năm 2008, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nước ta còn phải đối mặt với một số khó khăn nhất định. Đó là sự xuất hiện của thiên tai, dịch bệnh, chỉ số CPI tăng cao đã gây ra một số tác động nhất định cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Cần Thơ nói riêng. Cuộc sống của người dân đã gặp phải không ít khó khăn do những hậu quả đó để lại, từ đó doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm làm ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng đã tập trung nổ lực chấn chỉnh công tác tín dụng, hạn chế cho vay đối

với đối tượng có tiềm năng rủi ro cao để đạt được kết quả như trên do đó không những doanh số cho vay tăng mà cả chất lượng các món vay cũng tăng.

* Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn

Bảng 13: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số thu nợ 454.494 100 569.818 100 657.851 100 115.324 25,37 88.033 15,45 SXKD 232.816 51,23 308.696 54,17 362.167 55,05 75.880 32,59 53.471 17,32 Tiêu dùng 173.253 38,12 209.461 36,76 241.378 36,69 36.208 20,90 31.917 15,54 Nông nghiệp 48.425 10,65 51.661 9,07 54.306 8,26 3.236 6,68 2.645 5,12 ( Nguồn: Phòng Hành Chánh )

+ Doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh:

Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn bao gồm: thu nợ trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và sản xuất nông nghiệp. Với đặc điểm thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long nên hoạt động thương mại nơi đây diễn ra khá mạnh mẽ nên doanh số thu nợ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, năm 2006 thu nợ sản xuất kinh doanh là 232.816 triệu đồng chiếm 51,23% trong doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn, năm 2007 thu nợ trong sản xuất kinh doanh là 308.696 triệu đồng tăng 75.880 triệu đồng chiếm 54,17%, vào năm 2008 là 362.167 triệu đồng tăng 53.471 triệu đồng chiếm 55,05% trong doanh số thu nợ. Xu hướng tín dụng ngắn hạn của chi nhánh là tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thu hồi vốn

Hình 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn

- 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 2006 2007 2008 Năm Tri u đồng Ngắn hạn Trung và dài hạn

nhanh và đạt hiệu quả cao, thêm vào đó công tác thẩm định hồ sơ tốt nên quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả vì vậy công tác thu nợ nhanh chóng và gặp nhiều thuận lợi.

+ Doanh số thu nợ tiêu dùng:

Doanh số thu nợ ở lĩnh vực tiêu dùng cũng khả quan. Năm 2006 thu nợ tiêu dùng là 173.253 triệu đồng, tăng hơn 20,9% vào năm 2007 là 209.461 triệu đồng, qua năm 2008 tốc độ tăng chỉ đạt 15,24% giảm 5,66% với số tiền là 241.378 triệu đồng. Yếu tố góp phần làm cho tốc độ tăng doanh số thu nợ năm 2008 giảm so với năm 2007 là do khách hàng vay ở lĩnh vực tiêu dùng chủ yếu là mua xe, đầu tư bất động sản, đến cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 thị trường bất động sản không ổn định và rủi ro trong lĩnh này là rất lớn. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao, giá cả leo thang nên lượng vay tiêu dùng giảm dần trong năm 2008. Tốc độ thu hồi nợ giảm sút là xu hướng chung của nền kinh tế.

+ Doanh số thu nợ nông nghiệp:

Doanh số thu nợ nông nghiệp năm 2006 là 48.425 triệu đồng, năm 2007 đạt 51.661 triệu đồng tăng 3.236 triệu đồng hay 6,68% so với 2006, năm 2007 tăng 2.645 triệu đồng hay 5,12%. Tình hình công tác thu hồi nợ trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ tăng nhẹ do công tác theo dõi, thu và xử lý nợ trong này của ngân hàng ngày càng siết chặt, vì các sản phẩm nông nghiệp thường phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết mà những năm vừa qua thì dịch bệnh, mất mùa và nông dân không chủ động được đầu ra cho nông sản và thường bị thương lái ép giá cả nên tâm lý của người dân là trì hoãn việc trã nợ càng lâu càng tốt.

Hình 8: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn

- 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2006 2007 2008 Năm Tri u đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để hiểu rõ về công tác thu hồi nợ của ngân hàng, ta tìm hiểu chỉ số hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng:

* Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay (hệ số thu nợ) Bảng 14: Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

Doanh số thu nợ Triệu đồng 454.494 569.818 657.851

Doanh số cho vay Triệu đồng 589.454 736.392 821.352

Hệ số thu nợ % 77,10 77,38 80,09

Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng hay là khả năng trả nợ của khách hàng, công tác thu hồi nợ càng hiệu quả thì chỉ tiêu này càng cao. Từ bảng số liệu ta thấy, hệ số thu hồi nợ qua 3 năm là khá cao, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Chi nhánh là rất tốt. Năm 2006 là 77,10%, năm 2007 là 77,38% tăng 0,28% so với năm 2006, tình hình thu nợ càng được cải thiện trong năm 2008 tăng 2,71% là 80,09%. Điều này giúp ta giúp ta có thể nhận định rằng công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được nâng lên từng bước, tức là Ngân hàng khẳng định được nguồn vốn của mình được bảo đảm, hoạt động của Ngân hàng có cơ sở vững chắc để tiếp tục vồn tại và phát triển. Ngân hàng cần cố gắng giữ vững và phát huy tỷ lệ lên càng lớn càng tốt.

* Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (Vòng quay vốn tín dụng) Bảng 15: Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

Doanh số thu nợ Triệu đồng 454.494 569.818 657.851

Dư nợ bình quân Triệu đồng 506.358 641.930 850.132

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,9 0,89 0,77

Vòng quay vốn tín dụng phản ánh khả năng quay vòng vốn của ngân hàng là nhanh hay chậm, việc luân chuyển vốn để cho vay đối với khách hàng nhiều hay ít. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng đạt 0,9 vòng; năm 2007 vòng quay vốn của chi nhánh chỉ còn 0,89 vòng, năm 2008 là 0,77 vòng. Vòng quay tín dụng giảm qua các năm do tỷ lệ tăng của doanh số thu nợ và dư nợ bình quân không đều nhau, ngân hàng thực hiện ngày càng hiệu quả công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần phải có biện pháp nhằm làm vòng quay vốn

tín dụng tăng lên, ổn định nhằm làm cho khả năng sinh lợi từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc tăng thêm lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ (Trang 49 - 54)