Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ (Trang 35 - 39)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.1.2. Tình hình huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào sẽ giúp ngân hàng càng tự chủ trong kinh doanh và mở rộng qui mô tín dụng. Vì vậy ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các TCKT trên địa bàn Tỉnh nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho

4.1.2.1. Tiền gửi thanh toán

Bảng 4: Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Số tiền Số tiền Số

tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi thanh toán 134.469 193.819 250.973 59.350 44,14 57.154 29,49

không kỳ hạn 125.969 179.082 223.286 53.113 42,16 44.204 24,68 có kỳ hạn 8.500 14.737 27.687 6.237 73,38 12.950 87,87

( Nguồn: Phòng Hành Chánh )

Tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế. Do yêu cầu trong sản xuất kinh doanh cũng như thấy rõ được những tiện ích từ các sản phẩm, dịch vụ nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp giao dịch thường xuyên với Ngân hàng. Qua bảng 3 ta thấy tiền gửi thanh toán biến động tăng qua các năm như sau: 2006 tiền gửi thanh toán là 134.469 triệu đồng, năm 2007 là 193.819 triệu đồng tăng 59.350 triệu đồng tức 44,14%, đến năm 2008 đạt mức 250.973 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 29,49%. Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm là do tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán tăng không ngừng qua các năm, tiền gửi thanh toán năm 2007 đã tăng lên đáng kể, sang năm 2008 tuy tốc độ tăng chậm lại nhưng vẫn giữ mức tăng ổn định. Mục đích của loại tiền gửi này đối với các doanh nghiệp là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi trả lương cho nhân viên của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế được chi phí tổ chức thanh toán, bảo quản tiền và vận chuyển tiền, nắm rõ được những lợi ích đó nên số lượng doanh nghiệp gửi tiền càng tăng lên.

Năm 2006 tiền gửi thanh toán không kỳ hạn là 125.969 triệu đồng, năm 2007 tiền gửi thanh toán không kỳ hạn đạt mức 179.082 triệu đồng, đã tăng 53.113 triệu đồng tức là 42,16% so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2006 nước ta chính thức gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, qua năm 2007 các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, quy mô được mở rộng nên việc trao đổi mua bán ngày càng nhiều. Từ đó việc gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích thanh toán và chi trả tiền hàng là một phương tiện thanh toán an toàn và hiệu quả. Mặc khác, do Ngân hàng mở rộng mạng lưới thanh toán, chuyển tiền điện tử, đáp ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả tiền

hàng, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt nên đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn từ các tổ chức này ngày càng khả quan hơn, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng lên, nhiều tổ chức kinh tế tín nhiệm gửi tiền vào. Bước sang năm 2008 tiền gửi thanh toán không kỳ hạn là 223.286 triệu đồng tăng 44.204 triệu đồng tức là 22,68% so với năm 2007. Tuy tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, loại tiền gửi này vẫn giữ mức ổn định là do ngân hàng đã có chính sách đa dạng hoá hình thức tiền gửi thanh toán kết hợp với các chương trình dự thưởng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng.

Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn năm 2007 đạt 14.737 triệu đồng, tăng 6.237 triệu đồng tương ứng với 73,38% so với năm 2006, năm 2008 đạt 27.687 triệu đồng, tăng 12.950 triệu đồng, tương ứng tăng 87,87% so với năm 2007. Sở dĩ có được kết quả như vậy là nhờ vào sự chỉ đạo linh hoạt của ban lãnh đạo trong công tác huy động vốn. Công tác tiếp thị các doanh nghiệp, công ty mới thành lập thông qua danh sách doanh nghiệp, công ty do sở Kế hoạch đầu tư cung cấp kết hợp với tiếp thị khách hàng hiện hữu thực hiện thanh toán thông qua tài khoản mở tại Sacombank được triển khai tốt góp phần thúc đẩy tiền gửi thanh toán có kỳ hạn trong năm 2007 và 2008.

- 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng không kỳ hạn có kỳ hạn

* Tình hình phát hành và kinh doanh thẻ tại Sacombank Cần Thơ

Bảng 5: Tình hình phát hành thẻ tại Sacombank Cần Thơ từ 2006 – 2008

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Tổng số thẻ phát hành 977 100 2.395 100 6.708 100 + Thẻ thanh toán 846 86,59 2.228 93,03 6.458 96,27 + Thẻ tín dụng 131 13,41 167 6,97 250 3,73

(Nguồn: Phòng cá nhân)

Bảng 6: Tăng trưởng phát hành thẻ tại Sacombank Cần Thơ từ 2006 – 2008 Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số thẻ phát hành 1.418 145,14 4.313 180,08 + Thẻ thanh toán 1.382 163,36 4.230 189,86 + Thẻ tín dụng 36 27,48 83 49,70

Qua bảng số liệu cho thấy, tổng số l ượng phát hành thẻ năm 2006 là 977 thẻ, trong đó thẻ thanh toán chiếm 86,59% với 846 thẻ còn thẻ tín dụng chiếm 13,41% với 131 thẻ. Có thể nói số lượng thẻ phát hành của Sacombank Cần Thơ còn khá khiêm tốn do nhu cầu mở thẻ tại thời điểm này chưa cao và sản phẩm thẻ còn mới mẻ đối với hầu hết người dân. Tuy nhiên trong năm 2006 số lượng thẻ phát hành đã tăng lên đên 145,14% so với năm 2007 và đến cuối năm 2008 số lượng thẻ do Sacombank Cần Thơ đạt 6.708 thẻ tăng 180,08% so với 2007. Hoà cùng với sự phát triển của thị trường thẻ trong nước, ngân hàng đã quan tâm đến việc tiếp thị sản phẩm thẻ đến các đối tượng khách hàng và liên tục đưa ra các chương trình tiếp thị, quảng bá lợi ích của chiếc thẻ ATM đã thu hút được thêm một lượng khách hàng đáng kể. Tuy nhiên trong cơ cấu thẻ, số lượng thẻ thanh toán luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng số lượng thẻ phát hành (chiếm trên 86%) là do đối tượng chủ yếu của ngân hàng là cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ do đó thẻ mà khách hàng sử dụng chủ yếu là để thanh toán cho việc mua bán hàng hoá… thẻ tín dụng hầu như không tăng bao nhiêu do hình thức thẻ tín dụng

vẫn còn xa lạ với đại đa số người dân. Như vậy, tuy sản phẩm thẻ còn khá mới mẻ, số lượng thẻ còn phát hành chưa nhiều nhưng lĩnh vực này cũng đem lại lợi nhuận đáng khích lệ, tạo tiền đề cho sự phát triển xa hơn ở lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)