Tiền gửi tiết kiệm

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ (Trang 39 - 41)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm

Bảng 7: Tiền gửi tiết kiệm

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Số tiền Số tiền Số

tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi tiết kiệm 160.032 209.507 207.089 49.475 30,92 -2.418 -1,15

không kỳ hạn 4.250 11.418 7.253 7.168 168,66 -4.165 -36,48 có kỳ hạn 155.782 198.089 199.836 42.307 27,16 1.747 0,88

( Nguồn: Phòng Hành Chánh )

Tiền gửi tiết kiệm là lượng tiền nhàn rỗi của dân chúng, các đơn vị kinh tế gửi vào ngân hàng nhằm mục đích chính là hưởng phần lãi suất mà Ngân hàng trả cho khách hàng khi gửi tiền. Tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng qua ba năm có những biến động sau: năm 2006 là 160.032 triệu đồng, năm 2007 là 209.507 triệu đồng, về số tuyệt đối là tăng 49.475 triều đồng, tức là tăng 30,92% so với 2006, năm 2008 là 207.089 triệu đồng, về số tuyệt đối giảm 2.418 triệu đồng, tức là giảm 1,15% so với năm 2007. Sở dĩ tiền gửi tiết kiệm trong năm 2007 của Ngân hàng tăng là do Ngân hàng đã có những bước điều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức trả lãi. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn nghiên cứu đưa ra các hình thức tiết kiệm bậc thang, dự thưởng kết hợp phát tờ rơi lãi suất, Brochure chương trình khuyến mãi tại siêu thị và đến nhà khách hàng theo khu vực có chọn lọc để tăng vốn huy động. Năm 2008 tiền gửi tiết kiệm có giảm đôi chút so với 2007 là do trong năm 2008 kinh tế khó khăn nhu cầu gửi tiết kiệm của ng ười dân cũng giảm. Mặt khác, hị trường vàng diễn biến phức tạp, giá vàng lên cao cộng với lạm phát cao, nên không ít người sử dụng tiền mua vàng đầu cơ, tích trữ, đây là kênh huy động vốn cạnh tranh với ngân hàng, do đó đã làm cho tiền gửi tiết kiệm trong năm này giảm đi.

Tiền gửi tiết kiệm gồm hai loại: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn. Loại tiền gửi mà khách hàng ưa chuộng nhất vẫn là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và đây được xem là sản phẩm truyền thống của các ngân hàng. Tiền gửi tiết

vốn ổn định cho Ngân hàng, và Ngân hàng có thể chủ động đầu tư cho vay trung và dài hạn. Do đó, loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng nhanh và đạt 155.782 triệu đồng vào năm 2006; sang năm 2007 là 198.089 triệu đồng tăng 42.307 triệu đồng hay tăng 27,16% so với năm 2006. Để có những kết quả đó, trong năm 2007 nhiều chương trình khuyến mãi huy động tiết kiệm dự thưởng lớn và nhiều hình thức huy động tiết kiệm hấp dẫn kết hợp với công tác chăm sóc khách hàng VIP tiếp tục được triển khai. Thêm vào đó, chi nhánh luôn theo sát diễn biến tình hình huy động vốn trên địa bàn, nhằm điều chỉnh mức lãi suất phù hợp, hấp dẫn, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Hơn nữa, sự nhận thức về vai trò quan trọng của ngân hàng ngày càng được người dân quan tâm và tiếp cận, do vậy ngân hàng đã thu hút ngày càng nhiều lượng nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng. Đến cuối năm 2008 là 199.836 triệu đồng tăng 1.747 triệu đồng hay tăng 0,88% so với năm 2007. Ta thấy năm 2008 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0,88% giảm 26,28% so với năm 2007 nguyên nhân là do cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng gay gắt, hiện nay có hơn 30 tổ chức tín dụng có trụ sở tại Cần Thơ, ngoài ra còn có các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện cũng là những kênh cạnh tranh huy động vốn đối với ngân hàng. Bên cạnh đó có thể nói năm 2008 ngành ngân hàng là ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế, hầu hết các tổ chức tín dụng nói chung và Sacombank Cần Thơ nói riêng đã co cụm về qui mô, mặc dù trong năm ngân hàng đã cố gắng hết sức tung ra hàng loạt các hình thức khuyến mãi nhưng vẫn gặp không ít khó khăn từ phía các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất, chất lượng dịch vụ và tiện ích ngân hàng.

Còn đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì loại tiền này còn nhiều biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2006 là 4.250 triệu đồng, năm 2007 là 11.418 triệu tăng 7.168 triệu đồng so với năm 2006, điều này chứng tỏ ngân hàng cũng có những biện pháp tích cực đưa sản phẩm này đến với người dân; sang năm 2008 giảm 4.165 triệu đồng hay giảm 36,48% so với năm 2007. Nguyên nhân là do loại tiền này mang lại cho khách hàng lãi không cao, nên nếu họ có vốn nhàn rỗi tạm thời thì họ gửi hình thức tiền gửi thanh toán không kỳ hạn như sử dụng thẻ để thuận tiện hơn trong việc rút tiền. Do đó, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

của chi nhánh chủ yếu là các khoản ký quỹ tiền vay của khách hàng nhằm tránh tình trạng quá hạn đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)