Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2006-2008

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ (Trang 63 - 69)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2006-2008

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng thương mại. Hơn thế nữa, ngân hàng lại là lĩnh vực rất nhạy cảm với thị trường nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy mục tiêu làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng các quy định của NHNN luôn là vấn đề quan tâm của các ngân hàng nói chung và ngân hàng Sacombank nói riêng. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 22: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 I. Tổng thu nhập 85.279 104.084 119.057 Thu nhập từ lãi 81.538 99.734 112.173 + Thu từ hoạt động tín dụng 81.195 99.360 111.780

+ Thu lãi tiền gửi TCTD 343 374 393

Thu nhập ngoài lãi 3.741 4.350 6.884

+ Thu dịch vụ thanh toán & quỹ 2.854 3.578 4.715

+ Thu nhập bất thường 672 495 847

+ Hoạt động khác 215 277 1.322

II. Tổng chi phí 72.858 88.832 102.765

Chi trả lãi 65.180 80.219 92.256

+ Lãi điều hòa vốn 41.930 46.996 52.109

+ Lãi huy động 23.250 33.223 40.147

Chi phí ngoài lãi 7.678 8.613 10.509

+ Dịch vụ thanh toán & quỹ 334 380 665

+ Chi hoạt động khác 383 258 498

+ Chi điều hành 6.879 7.902 9.265

+ Nộp thuế và phí 82 73 81

Lợi nhuận 12.421 15.252 16.292

( Nguồn: Phòng Hành Chánh )

Bảng 23 :So sánh tình hình hoạt động kinh doanh 2006-2008

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập 18.805 22,05 14.973 14,39 Chi phí 15.974 21,93 13.933 15,69 Lợi nhuận 2.831 22,79 1.040 6,82 * Về thu nhập:

Nguồn thu nhập gồm các nguồn thu từ hoạt động tín dụng, lãi tiền gửi TCTD, thu dịch vụ thanh toán và quỹ, thu nhập bất thường và thu từ hoạt động khác..trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng là chủ yếu. Nhìn chung, tình hình

thu nhập qua 3 năm không ngừng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập của năm 2007 so với năm 2006 cao hơn tốc độ tăng của năm 2008 so với năm 2007. Cụ thể, tổng thu nhập năm 2006 đạt 85.279 triệu đồng, sang năm 2007 con số này đã tăng lên 104.084 triệu đồng tương đương tăng 18.805 triệu đồng cùng với tốc độ tăng trưởng là 22,05% so với năm 2006. Sang năm 2008, tổng thu nhập của Sacombank Cần Thơ là 119.057 triệu đồng, tăng 14.973 triệu đồng, tương đương 14,39% so với năm 2007. Tổng thu nhập của ngân hàng tăng liên tục qua các năm thể hiện sự phát triển của ngân hàng trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó cũng phải kể đến sự nổ lực nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng của năm 2008 giảm so với năm 2007 nhưng vẫn đảm bảo tình hình hoạt động của ngân hàng đạt kết quả tốt

* Về chi phí:

Đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của Chi nhánh cũng tăng lên. Cụ thể, năm 2006 tổng chi phí là 72.858 triệu đồng, tăng hơn 21,93% vào năm 2007 là 88.832 triệu đồng, và tăng hơn 15,69 % vào năm 2008 là 102.765 triệu đồng . Trong đó chi trả lãi của ngân hàng tăng đều qua 3 năm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng chi phí, nguyên nhân là do việc sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở ngày càng tăng nhằm đáp ứng đầy đủ vốn trong các hoạt động nghiệp vụ và chi phí huy động vốn tăng do tăng lãi suất huy động cạnh tranh với các ngân hàng khác. Thực tế chi phí lãi điều hòa tăng 5.066 triệu đồng, chi phí lãi huy động tăng 9.973 triệu đồng trong năm 2007 và năm 2008 chi lãi điều hòa tăng 5.113 triệu đồng tăng 10,88%, chi lãi huy động tăng 6.924 triệu đồng tăng 20,84% so với 2007. Điều này cho thấy nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được trong năm 2008 đã tăng lên so với năm 2007, vốn điều chuyển của Ngân hàng vì thế mà cũng ít hơn. Ngân hàng dần dần chủ động được nguồn vốn của mình, phần lãi điều hòa có phần được hạn chế.

Mặt khác, chi phí ngoài lãi hàng năm đều năm sau cao hơn năm trước là do ngân hàng có nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng như tặng nón bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng,…ngày càng tăng. Trong khoản mục chi phí ngoài lãi thì chi phí điều hành chiếm tỷ trọng khá cao. Khoản mục này tăng qua các năm là do công tác quản lý của ngân hàng khá

phức tạp, chỉ số giá cả tăng nên chi phí quản lý và chi phí lương tăng để góp phần tăng chất lượng công tác quản lý của ngân hàng nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung

* Về lợi nhuận:

Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận của ngân hàng biến động qua các năm với tốc độ tăng trưởng không ổn định. Năm 2007 lợi nhuận của ngân hàng đạt được 15.252 triệu đồng, tăng gần 22,79% so với năm 2006 là 2.831 triệu đồng. Bước sang năm 2008 về số tuyệt đối lợi nhuận tăng tương trưởng thấp so với năm 2007, cụ thể tăng 1.040 triệu đồng tương đương tăng 6,82%. Nguyên nhân là trong năm 2008 ngân hàng chủ trương hi sinh một phần mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận để chống lạm phát, mục tiêu đã được thay đổi từ tăng tốc nhanh, hiệu quả đến tập trung cao nhất cho mục tiêu an toàn trong các hoạt động: thanh khoản, quản lý rủi ro, tăng trưởng tín dụng…để đảm bảo khả năng tăng trưởng trong dài hạn. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau:

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lãi trong thời gian qua do tốc độ tăng của thu nhập luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Có thể nói lợi nhuận là yếu tố quan trọng đảm bảo duy trì ổn định hoạt động kinh doanh của ngân hàng và là nguồn lực quan trọng để phát triển ngân hàng về mọi mặt. Trong 3 năm vừa qua, tại Cần Thơ đã xuất hiện ngày càng nhiều những ngân hàng cạnh tranh, giá cả thị trường biến động mạnh mẽ… đã khiến cho môi trường kinh

Hình 13: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 2006 2007 2008 Năm Tri u đồng

doanh Sacombank Cần Thơ trở nên khắc nghiệt hơn. Chúng ta có thể kể đến như: sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về lãi suất huy động đã khiến cho chi phí lãi huy động tăng cao, làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận. Đây là một bất lợi mà đối với bất kỳ ngân hàng nào cũng phải chấp nhận, đòi hỏi ngân hàng cần có chính sách hoạt động hiệu quả đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1. Tóm tắt kết quả

Trong thời gian qua ngân hàng Sacombank không ngừng phát triển và vươn lên trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam hiện nay. Tiền đề này đã tạo lập niềm tin cho khách hàng tại Sacombank Cần Thơ nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Một số thành tựu mà Sacombank Cần Thơ đạt được trong giai đoạn 2006-2008 là:

– Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, lợi nhuận của ngân hàng luôn tăng qua các năm.

– Đối với mảng sản phẩm tiền gửi thì tiền gửi thanh toán đang dần trở thành thế mạnh của ngân hàng, tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong năm 2008 đã có bước tăng đột phá vượt qua tiền gửi tiết kiệm và chiếm 50,27% tổng vốn huy động.

– Công tác thu nợ và quản trị rủi ro trong họat động tín dụng của ngân hàng rất tốt.

– Dư nợ tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trong năm 2008 chậm lại , qua đó thể hiện qui mô tín dụng của ngân hàng cũng không ngừng tăng lên.

– Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là rất thấp trong giai đoạn 2006 – 2008.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình hoạt động, ngân hàng vẫn còn những mặt hạn chế:

– Công tác huy động vốn tại chi nhánh mặc dù đạt kết quả khá tốt nhưng vốn điều chuyển của ngân hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, điều này cho thấy ngân hàng chưa chủ động được nguồn vốn cho vay. Điều đó đã góp phần làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Hơn thế nữa, việc huy động vốn ngày càng khó khăn do sự phát triển của thị trường vốn, các ngân hàng trong cùng địa bàn không ngừng mở chi nhánh, phòng giao dịch mới cạnh tranh khách hàng với Sacombank.

– Để thu hút khách hàng đến giao dịch nên Sacombank Cần Thơ đã áp dụng mức lãi suất huy động vốn cạnh tranh tương đối cao nên lãi suất cho vay đầu ra cũng tăng tương ứng. Điều này cũng một phần ảnh hưởng một phần đến công tác cho vay của ngân hàng

– Vòng quay vốn tín dụng giảm, tốc độ tăng dư nợ nhanh hơn tốc độ tăng của vốn huy động đồng nghĩa với với việc tình hình huy động vốn chưa đáp ứng hết nhu cầu tín dụng.

– Tốc độ tăng doanh số cho vay giảm trong năm 2008 do biến động của thị trường tác động tiêu cực đến khách hàng vay vốn. Thêm vào đó, lãi suất tăng cao nên các khoản vay chứa đựng nhiều rủi ro hơn trong hoạt động tín dụng.

– Địa bàn hoạt động của Sacombank khá xa, đi lại khó khăn nên không ít trở ngại cho việc giám sát quá trình thực hiện vốn vay.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ (Trang 63 - 69)