Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ (Trang 41 - 44)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.1.2.3. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng

Bảng 8: Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Số tiền Số tiền Số

tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi của các

TCTD 18.000 28.143 41.213 10.143 56,35 13.070 46,44

( Nguồn: Phòng Hành Chánh )

Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2006 là 18.000 triệu đồng, năm 2007 tăng lên mức đáng kể là 28.143 triệu đồng, tăng 10.143 triệu đồng tương ứng tăng 56,35% so với năm 2006, năm 2008 tiền gửi của các TCTD đạt 41.213 triệu đồng, tăng 46,44% tương đương 13.070 triệu đồng so với năm 2007. Loại tiền gửi này tăng chứng tỏ cho thấy mối quan hệ của ngân hàng với các TCTD trên địa bàn ngày càng được mở rộng tạo nhiều thuận lợi cho ngân hàng trong quan hệ hợp tác thanh toán vốn lẫn nhau. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các TCTD trên địa bàn TPCT do đó nhu cầu giao dịch thanh toán cũng ngày tăng lên. Với sự phát triển nhanh chóng và ngày càng hiện đại trên lĩnh vực công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho việc thanh toán giữa các TCTD thuận tiện hơn. Các TCTD có thể thanh toán bù trừ hoặc thanh toán liên ngân hàng bằng hình thức chuyển tiền điện tử do đó

Hình 3:Tiền gửi tiết kiệm

- 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2006 2007 2008 Năm Tri u đồng Không kỳ hạn Có kỳ hạn

triển các sản phẩm, dịch vụ thì mở rộng mối quan hệ với các khách hàng là các tổ chức tín dụng cũng vô cùng cần thiết. Đó là một trong những mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững của Ngân hàng.

- 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng

Để hiểu rõ hơn về cơ cấu vốn huy động, ta sẽ tìm hiểu về tỷ trọng của từng phương thức huy động trên tổng vốn huy động của ngân hàng:

Bảng 9: Tỷ trọng của từng phương thức huy động trên tổng vốn huy động

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Tiền gửi thanh toán 134.469 43,03 193.819 44,92 250.973 50,27

không kỳ hạn 125.969 40,31 179.082 41,51 223.286 44,72 có kỳ hạn 8.500 2,72 14.737 3,42 27.687 5,55

2. Tiền gửi tiết kiệm 160.032 51,21 209.507 48,56 207.089 41,48

không kỳ hạn 4.250 1,36 11.418 2,65 7.253 1,45 có kỳ hạn 155.782 49,85 198.089 45,91 199.836 40,03

3. Tiền gửi của các

TCTD khác 18.000 5,76 28.143 6,52 41.213 8,25

Tổng vốn huy động 312.501 100 431.469 100 499.275 100

Nguồn vốn huy động của Sacombank Cần Thơ rất đa dạng, huy động từ nhiều nguồn khác nhau: từ các tổ chức kinh tế, từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư,

từ các TCTD… Cơ cấu vốn huy động thay đổi rất linh hoạt, nó phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định

+ Tiền gửi thanh toán: Về tỷ trọng, TGTT của các tổ chức kinh tế chiếm

một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động, cụ thể năm 2006 chiếm 43,03% tổng nguồn vốn huy động, năm 2007 là 44,92% và tăng lên 50,27% ở năm 2008. Qua ba năm tiền gửi thanh toán đã tăng lên và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi thanh toán cũng là một thế mạnh của ngân hàng cần khai thác do số lượng các doanh nghiệp giao dịch v à gửi tiền ngày càng tăng.

Trong những khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế thì tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn, năm 2006 tiền gửi thanh toán không kỳ hạn chiếm 40,31%, năm 2007 tăng lên 41,51%, qua 2008 là 44,72% vì khách hàng chủ yếu là các công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, họ cần tiền để xoay trở thường xuyên nên rút vốn liên tục, đó là lý do tại sao lãi suất tiền gửi thanh toán không kỳ hạn thấp mà lại thu hút nhiều khách hàng đến gửi. Sự gia tăng đáng kể của tiền gửi thanh toán không kỳ hạn còn do ngân hàng tiến hành áp dụng đã cải tiến các dịch vụ của Ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối, bao gồm mạng ATM, Phonebanking, mobilebanking, internetbanking…, phát huy tính ưu việt cũng như tạo cho khách hàng sự thoải mái, nhanh chóng, chính xác khi giao dịch với Ngân hàng. Riêng tiền gửi thanh toán có kỳ hạn tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (năm 2006 là 2,72%, 2007 là 3,42%, 2008 là 5,55%) nhưng đều tăng qua các năm cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của chi nhánh.

+ Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2006, loại tiền gửi này huy động được 160.032 triệu đồng, chiếm 51,21% tổng vốn huy động. Sang năm 2007 tăng lên 209.507 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 48,56%. Năm 2008 là 207.089 triệu đồng chiếm tỷ trọng 41,48%. Về mặt cơ cấu, tiền gửi tiết kiệm giảm qua 3 năm nguyên nhân chủ yếu trong sự thay đổi là sự tăng lên của tỷ trọng tiền gửi thanh toán. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Nguyên nhân như đã nói ở trên khách hàng ngày càng tin tưởng ở ngân hàng với hàng loạt chương trình tiết kiệm dự thưởng hấp dẫn. Tuy nhiên, ngân hàng cần đầu tư hơn nữa đến công tác tiếp thị, quảng bá ngân hàng mình cũng như mở

nhiều phòng giao dịch hơn để gần gũi với người tiêu dùng hơn nữa để mở rộng thị phần.

+ Tiền gửi từ các TCTD: loại tiền gửi này qua 3 năm vẫn tăng trưởng ổn định vào năm 2006 là 5,76%; năm 2007 là 6,52% và năm 2008 là 8,25 %. Tuy tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn huy động nhưng loại tiền gửi này thường là tiền gửi không kỳ hạn do đó lãi suất thấp có thể sử dụng một phần đáp ứng nhu cầu tín dụng, đóng góp một phần vào lợi nhuận của ngân hàng.

Tóm lại, qua xem xét các tỷ số trên ta thấy khả năng huy động vốn của

ngân hàng tương đối cao. Sacombank đã và đang cố gắng hơn nữa nâng cao các tỷ trọng này để huy động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của khách h àng. Nhìn chung các hình thức huy động của Sacombank chưa đồng bộ, đa phần dân cư thích gửi tiết kiệm có kỳ hạn, còn các thành phần kinh tế thích gửi không kỳ hạn, với hai sở thích trái ngược nhau của khách hàng tạo nên một sự hài hòa trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Ngân hàng cũng chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các hình thức huy động của mình do đó việc mở rộng mạng lưới và đưa ra nhiều sản phẩm huy động đa dạng, áp dụng cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt là điều cần thiết cộng với vị thế và uy tín của Sacombank sẽ giúp cho nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục đạt được mức tăng trưởng rất cao.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – chi nhánh Cần Thơ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)