3. 2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động quản trị điều hành.
3.2.6. Định kỳ phân tích hiệu quả kinh doanh
Phân tích hiệu quả kinh doanh theo định kỳ, nhằm mục tiêu biết được hiệu quả kinh doanh theo kỳ phân tích.
Qua phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh theo định kỳ, ngoài mục đích của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở chỗ tính toán các chỉ tiêu hiệu quả và so sánh chúng với tiêu chuẩn đưa ra kết luận cuối cùng là công việc kinh doanh đó có hiệu quả hay không hoặc hiệu quả ở mức độ nào; mà quan trọng hơn cả là việc tính toán, so sánh các số liệu để thấy được những những sai lầm mắc phải trong quá trình kinh doanh. Có vậy, mới có giải pháp tháo gỡ những điểm yếu, phát huy thế mạnh trong công tác quản trị, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách chính xác và tìm ra được giải pháp nâng cao hiệu quả, cần tính toán các chỉ tiêu hiệu quả trong nhiều kỳ, dùng tiêu chuẩn hiệu quả đế khẳng định có hay không có hiệu quả và phân tích xu hướng các chỉ tiêu đó. Muốn vậy, cần đánh giá và so sánh:
- Theo chuỗi thời gian. Theo đó biết xu hướng vận động của chỉ tiêu cụ thể trong cả khoảng thời gian dài, có thể phát hiện được xu thế vận động song nhược điểm cơ bản nhất là dễ so sánh cái “chưa tốt” này với cái ''chưa tốt'' khác. Nếu kết hợp với các tiêu chuẩn hiệu quả để kết luận sẽ khắc phục được hạn chế này.
- Giữa thực tế đạt được với kế hoạch, định mức. Theo đó biết được thực tế từng chỉ tiêu cụ thể ở từng kỳ là ''hơn'' hay ''kém'' so với kế hoạch hay định mức. Tuy nhiên, có thể số kế hoạch hoặc định mức chưa chắc đã chuẩn nên nếu kết hợp với tiêu chuẩn hiệu quả để kết luận sẽ khắc phục được hạn chế này.
- Theo không gian hoạt động là tốt nhất (dù cũng vẫn hàm chứa việc so sánh những cái chưa tốt với nhau) và đã có tiêu chuẩn hiệu quả như đã trình bày.
Như vậy, phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh theo định kỳ là nhu cầu tất yếu của quá trình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.