Tình hình sử dụng phân bón hóa học tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và vấn đề ô nhiễm các chế phẩm hóa học sử dụng trong nông nghiệp tại Việt Nam (Trang 78 - 81)

Việt Nam là một nước nông nghiệp trồng lúa nước nhưng so với thế giới mãi đến năm 50 của thế kỷ này mới bắt đầu làm quen với phân bón hóa học. Tuy vậy mức độ sử dụng phân bón hóa học ở Việt Nam mỗi năm một tăng. Năm 1980 cả nước sử dụng 500.000 tấn phân đạm (quy về đạm tiêu chuẩn) và trên 200.000 tấn phân lân ( quy về super photphat đơn). Đến năm 1990 đã sử dụng 2,1 triệu tấn phân đạm và 650.000 tấn phân lân

2001) tăng bình quân 9%/năm và đang có xu hướng mỗi năm tăng khoảng 10% trong thời gian tới. Từ năm 1985 đến nay sử dụng phân đạm tăng trung bình 7,2%/năm, phân lân tăng 13,9%/năm, phân kali tăng tốc độ cao nhất 23,9 %/năm. Tổng lượng dinh dưỡng (N + P2O5 + K2O) sử dụng năm 1985/1986 là 385,6 ngàn tấn, năm 1989/1990 là 541,7 ngàn tấn thì năm 1990/2000 là 2234,0 ngàn tấn tăng 5,8 lần so với năm 1985/1986

Trong 5 năm trở lại đây (2001 – 2005) lượng dinh dưỡng sử dụng cho trồng trọt đang ngày một gia tăng:

Bảng 2.8: Số lượng phân hĩa học được sử dụng qua các năm

Đơn vị: 1000 tấn dinh dưỡng

Năm N P2O5 K2O NPK (kg/ha) Tỷ lệ N:P2O5:K2O

2000/2001 1245,5 475,0 390,0 171,5 1:0,38:0,31 2001/2002 1071,4 620,2 431, 9 165,5 1:0,58:0,4 2002/2003 1251,8 668,0 411,0 179,7 1:0,53:0,33 2003/2004 1317,5 733,2 480,0 - 1:0,56:0,36 2004/2005 1385,5 806,6 516,0 - 1:0,58:0,37

(Nguồn: Đất và phân bón, Bùi Huy Hiền, 2005)

Theo bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở nước ta lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng và chủng loại. Hàng năm ít nhất có 1.420 loại phân bón khác nhau được đưa ra thị trường. Trong đó phân đơn, phân NPK khoảng 1.084 loại, phân hữu cơ – khoáng, phân vi sinh, phân

trung – vi lượng và các loại phân khác.

Nhìn chung, mức sản xuất và sử dụng dinh dưỡng cho cây trồng thấp và không cân đối. Phân đạm ure mới chỉ đáp ứng được 10% so với nhu cầu sản xuất, phân lân đáp ứng 60 – 70%, phân Kali phải nhập khẩu hoàn toàn Hàng năm nhập khẩu khoảng 1,4 triệu tấn ure/năm 200 – 300.000 tấn lân/năm và 150 – 200.000 tấn/năm Kali [18]. Tỷ lệ dinh dưỡng trung bình thế giới là N : P2O5 : K2O là 1 : 0,47 : 0,36 trong đó các nước đang phát triển tỷ lệ này là 1 : 0,37 : 0,17. Ở Việt Nam mới chỉ đạt 1 : 0,23 : 0,04 mức độ sử dụng phân bón khác nhau ở nhiều vùng Lượng phân bón sử dụng cho lúa không đều giữa các vùng trong cả nước. Liều lượng phân hóa học sử dụng đối với lúa ở Đồng Bằng sông Hồng 155 – 210 kg NPK/ha, vùng Đồng Bằng sông Cửu Long 150 – 200 kg NPK/ha một vụ. Khoảng 80% lượng phân học sử dụng ở nước ta tập trung ở vùng trồng lúa

Tuy nhiên, do hệ số sử dụng đạm của lúa không cao nên lượng đạm bón cho lúa cao hơn nhiều so với nhu cầu. Trên các loại đất khác nhau tỷ lệ liều lượng phân bón cho lúa rất khác nhau

Mặc dù lượng phân bón hóa học ở nước ta còn chưa cao so với một số quốc gia phát triển song đã tồn tại một số hạn chế gây sức ép lên vấn đề môi trường do:

Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu quả phân bón thấp NPK là 1,0 : 0,3 : 0,1 trong khi tỷ lệ thích hợp là : 1 : 0,5 : 0,3.

Chất lượng phân bón không đảm bảo: Hiện nay ngoài lượng phân bón nhập khẩu do nhà nước quản lý hoặc các doanh nghiệp công nghiệp trong nước sản xuất, còn một lượng lớn phân bón nhập lậu không được kiểm soát và một số cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trong nước không đảm bảo chất lượng. Chính lượng phân bón này gây ra áp lực và ảnh hưởng xấu tới môi trường đất

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và vấn đề ô nhiễm các chế phẩm hóa học sử dụng trong nông nghiệp tại Việt Nam (Trang 78 - 81)