Vấn đề lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và vấn đề ô nhiễm các chế phẩm hóa học sử dụng trong nông nghiệp tại Việt Nam (Trang 69 - 72)

Gần đây đã có khá nhiều báo cáo đề cập đến hiện tượng lạm dụng thuốc BVTV như tăng số lần và nồng độ thuốc phun, không đảm bảo thời gian cách ly, phun định kỳ không theo diễn biến của dịch hại. Các hiện tượng này đã trở thành phổ biến ở hầu hếtø các vùng sản xuất đặc biệt là trên cây trồng bị nhiễm nhiều sâu bệnh như rau thập tự, chè v.v… Theo Hoàng Anh Cung và CTV (1995),

Nguyễn Duy Trang và CTV (1996) nông dân trồng rau vùng ngoại thành Hà Nội phần lớn vẫn đang sử dụng thuốc định kỳ hoặc bắt chước nhau, do đó số lần và lượng thuốc phun còn cao hơn nhiều so với yêu cầu của thực tế. Trong vụ bắp cải sớm, nông dân có thể phun 7 – 10 lần thuốc với lượng phun từ 4 – 10 kgai/ha, trên cà chua là 15 – 20 lần, đậu chính vụ là 8 – 12 lần với lượng thuốc từ 8,0 – 21,6 kg/ha. Phần lớn nông dân không tuân thủ thời gian cách ly khi phun thuốc.

Tương tự, Chi Cục BVTV Hà Nội cũng thông báo rằng có 100% nông dân vùng ngoại thành Hà Nội vẫn phun thuốc định kỳ để tránh rũi ro, có tới 50% nông dân tự tiện tăng nồng độ thuốc lên gấp đôi, 70% không tuân thủ thời gian cách ly.

Theo Nguyễn Văn Hải (1997), trên bắp cải nông dân thường phun 10 – 13 lần, sup lơ 10 – 15 lần, đậu đũa 10 – 12 lần và cà chua 10 – 13 lần.

Theo GS. Hà Minh Trung và CTV (1998), số lần phun thuốc lên lúa thường cao gấp 2 – 2,5 lần so với nhu cầu, trên rau từ 2 – 6 lần, chè 1,5 – 2 lần và nho là 2,0 lần. Lượng thuốc dùng trên cây trồng trên cũng lần lượt tăng 3,0; 2,5 – 7; 4 – 5 và 2,0 lần.

Theo Lê Thị Kim Oanh (2002), nông dân vùng ngoại thành Hà Nội thường phun thuốc từ 9,7 – 15,1 lần thuốc trên rau với lượng phun cao gấp 1,7 đến 2,4 lần so với khuyến cáo.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, theo báo cáo năm 1996 cũng khẳng định nông dân vùng ngoại thành phải phun thuốc 20 – 30 lần thuốc trên rau bắp cải, còn trên cây nho, nông dân ở Ninh Thuận phải phun tới 80 lần/ vụ.

Theo kết quả khảo sát gần đây của chúng tôi, trên cây rau thập tự vụ sớm nông dân thường phun từ 4,0 – 15 lần thuốc có trên 40% số hộ phun từ 7 – 8 lần. Với cây rau chính vụ và vụ muộn thì số lần phun còn cao hơn nhiều. Trên lúa nông dân phải phun từ 2 – 4 lần, phổ biến là 3 lần.

Bên cạnh việc tăng lượng dùng và số lần sử dụng, nông dân thường tăng nồng độ thuốc phun. Việc tăng nồng độ thuốc phun có thể xuất hiện dưới 2 dạng:

+ Khi phun thuốc thấy sâu không chết, nông dân có thể tăng lượng thuốc dùng trên một bình phun.

+ Hai là nông dân vẫn giữ nguyên lượng thuốc phun nhưng giảm lượng nước phun theo khuyến cáo, như vậy vô hình chung họ đã tăng nồng độ thuốc phun.

Theo kết quả điều tra của Viện BVTV năm 1995 và 1996, hầu hết nông dân vùng trồng rau thườøng tăng nồng độ thuốc từ 1,5 – 2 lần, còn nông dân vùng trồng lúa thường chỉ phun với lượng nước tối đa là 300 l/ ha, giảm 1/3 so với khuyến cáo. Kết quả điều tra của Đào Trọng Ánh (2001) cũng cho thấy nông dân các vùng trồng lúa đều tăng nồng độ thuốc phun lên tối đa 3 lần, còn nông dân vùng trồng rau phổ biến tăng tối đa từ 1 – 3 lần, cá biệt có hộ tăng nồng lên lớn hơn 5 lần, nông dân vùng trồng chè cũng tăng nông độ thuốc từ 2 – đến 3 lần, cá biệt có hộ tăng lên từ 3 – 4 lần.

Theo kết quả điều tra thì có 80% nông dân giảm lượng nước phun trên lúa. Trong đó xấp xỉ 70% số hộ tăng nồng độ thuốc từ 1,5 – 2 lần, có rất ít hộ tăng nồng độ trên 2 lần. Trên các vùng rau, việc tăng nồng độ thuốc (đặc biệt là thuốc sâu) là khá phổ biến, phần lớn là tăng 1,5 – 2 lần. Khoảng 35% số hộ tăng từ 2 – 2,5 lần, cá biệt có hộ tăng trên 3 lần.

Trên cây chè, do phần lớn các vùng sản xuất trên đồi cao cách xa nguồn nước nên nông dân chỉ phun 1,5 – 2 bình /sào tương đương với 350 – 500 l/ha, thấp hơn nhiều so với khuyến cáo. Việc tăng nồng độ thuốc phun không chỉ làm giảm hiệu quả kinh tế của thuốc, gay ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái đặc biệt là ảnh hưởng KSTĐ, dư lượng của thuốc trong đất và nông sản mà còn làm tăng sức ép quần thể dẫn phát sinh tính kháng thuoc61cua3 sâu hại. Khi thấy sâu kháng thuốc ,nông dân càng tăng nồng độ và số lần phun thuốc.

Việc hỗn hợp các loại thuốc cũng đang trở thành xu hướng diễn ra khá phổ biến: Nông dân thường hỗn hợp thuốc với kỳ vọng là có thể tạo ra moat loại thuốc mới có tác động rộng, có thể trừ đồng thời nhiều loại sâu bệnh và nâng cao hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên do thiếu kiến thức về hỗn hợp thuốc, nên các hỗn hợp thường không hợp lý. Các loại thuốc do nông dân tự hỗn hợp không những không có tác dụng hỗ trợ cho nhau mà đôi khi còn làm giảm tác dụng. Thực tế trên đồng ruộng ít khi nhiều đối tượng dịch hại xuất hiện đỉnh cao cùng lúc với nhau, do đó hỗn hợp thuốc không chỉ lãng phí thuốc, gay ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường mà còn đôi khi gây hưởng đến cây trồng và hệ sinh thái. Theo kết quả điều tra thì ở các vùng trồng lúa 45,8% số hộ tự hỗn hợp 2 loại thuốc, 15,8% hỗn hợp tới 3 loại thuốc.

Ở các vùng trồng rau có tới 66,5% số hộ hỗn hợp 2 loại thuốc với nhau, 28,3 % số hộ hỗn hợp 3 loại thuốc với nhau và 18,3 số hộ hỗn hợp trên 3 loại thuốc. Theo Lê Thị Oanh (2001) thì có xấp xỉ 80% nông dân ở các vùng trồng rau hỗn hợp 2 loại thuốc với nhau và 6,6 – 12,2% hỗn hợp trên 2 loại.

Nông dân trồng luau thường hỗn hợp thuốc sâu với thuốc bệnh. Trong khi vùng trồng rau thường hỗn hợp giữa thuốc sâu với thuốc sâu và 2 loại thuốc sâu với 1 – 2 loại thuốc bệnh.

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và vấn đề ô nhiễm các chế phẩm hóa học sử dụng trong nông nghiệp tại Việt Nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w