Số lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và vấn đề ô nhiễm các chế phẩm hóa học sử dụng trong nông nghiệp tại Việt Nam (Trang 59 - 61)

qua

Mặc dù cho đến nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, nhưng phải công nhận rằng thuốc BVTV đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và tăng năng suắt cây trồng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Do đó, nhiều nông dân coi thuốc bảo vệ thực vật như một thứ thần dược duy nhất để bảo vệ sản lượng trên diện tích nhỏ nhoi của họ mà lãng quên đi mặt trái của chúng.

Theo thống kê của Cục Tài Nguyên Môi Trường, lượng HCBVTV được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1986 – 1990 khoảng 13 nghìn – 15 nghìn tấn (Hoàng Lê, 2003) và thống kê của Viện Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn, đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 là 50.000 tấn (Phương Liễu, 2006). Đây là con số đáng báo động Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (năm 2000) hàng năm Việt Nam sử dụng 14-15 ngàn tấn HCBVTV bình quân lượng thuốc sử dụng trên 1 ha gieo trồng là 0.4-05 kg a-i/ha. Vùng Sông Thuận Hải là 1.7-3.5kg a-i/ha .Vùng rau Hà Nội là 6.5-9.5kg a-i/ha. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 1.5-2.7kg a-i/ha. Hòa Bình là 3.2-3.5kg a-i/ha

Trong những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích, sự chuyển dịch cơ cấu và quá trình đầu tư thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng đặc biệt là việc sử dụng ngày càng nhiều các giống lúa Trung Quốc, diện tích nhiễm sâu bệnh ngày càng tăng, do đó lượng thuốc BVTV đươc dụng cũng có xu hướng tăng lên.

Theo thống kê của cục BVTV, Tổng Cục thống kê và Tổng Cục Hải Quan thì lượng thuốc nhập khẩu vào việt Nam năm 1998 là 42738 tấn thành phẩm, tăng gấp 2 lần so voi năm 1991. lượng thuốc trừ sâu không có xu hướng tăng lên nhưng cũng không có xu hướng giảm đi, trong khi đó lượng thuốc trừ bệnh tăng từ 2600 tấn năm 1991 lên 7532 tấn năm 1996 và 10.406 tấn năm 1998. lượng thuốc trừ cỏ có xu hướng tăng nhanh và cho đến nay đã cao hoơn thuốc trừ bệnh. Nhìn vào tỷ trọng các loại thuốc thì tỷ trọng thuốc trừ sâu tuy có giảm nhưng vẫn đang dẫn đầu trong 3 nhóm thuốc này. Tuy nhiên, đây là con số thống kê theo con đường nhập khẩu chính thức, thực tế thì lượng thuốc nhập lậu vào nước ta cũng không nhỏ, trong khi đó phần lớn thuốc được nhập khẩu là các loại thuốc trừ sâu có giá rẻ và dĩ nhiên đó là các thuốc có độ độc cao thậm chí đã bị hạn chế hay cấm sử dụng như Methaidophos, Methyl parathion v.v…

Bảng 2.5: Lượng thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1990 – 1996

Theo các báo gần đây nhất cũng như các kết quả điều tra của Viện BVTV thì việc lạm dụng và sử dụng các thuốc BVTV có độ độc cao, thậm chí các loại thuốc bị hạn chế và thuốc cấm sử dụng vẫn đang diễn ra trong sản xuất.

Năm Tổng số (tấn) Giá trị (triệu USD) Thuốc BVTV Khối lượng (tấn) Tỉ lệ (%) 1990 21.600 9,5 17.590 82,2 1991 20.300 22,5 16.900 83,3 1992 23.100 24,1 18.000 76,4 1993 24.800 33,4 18.000 72,7 1994 20.380 58,9 15.226 68,3 1995 25.666 100,4 16.451 64,1 1996 32.751 124,3 17.352 53,0

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và vấn đề ô nhiễm các chế phẩm hóa học sử dụng trong nông nghiệp tại Việt Nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w