Nguyên nhân của việc lạm dụng thuốc và sử dụng không hợp lý thuốc BVT

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và vấn đề ô nhiễm các chế phẩm hóa học sử dụng trong nông nghiệp tại Việt Nam (Trang 72 - 78)

BVTV

a. Hạn chế trong nhận thức và năng lực quản lý dịch hại của người nông dân:

Nhận thức và năng lực quản lý dịch hại của nông dân có lẽ là nguyên nhân chủ yếu và đã được rất nhiều báo cáo đề cập. Sự hạn chế trước hết là khả năng nhận biết và phát hiện sớm các đối tượng hại. Phần lớn nông dân hiện nay còn hạn chế trong việc nhận biết các loại dịch hại đặc biệt là việc phát hiện và phát hiện sớm sự xuất hiện cũng như mức độ xuất hiện của dịch hại để tiến hành phòng trừ kịp thời

Theo kết quả điều tra cho thấy trừ đối tượng cào cào và châu chấu chỉ có 5 – 55% nông dân ở các vùng sản xuất có khả năng nhận biết được nay đủ được các loại dịch hại phổ biến trên luau, rau và chè, 4 – 9,3% biết được thời điểm mẫn cảm nhất của cây trồng đối với cá đối tượng dịch bệnh phổ biến và nhỏ hơn 6,6% số nông dân biết được thời điểm phòng trừ hợp lý (Dào Trọng ÁNh, 2001). Tuy vậy những nông dân trên chủ yếu chủ yếu phát hiện được dịch hại vào nhừng pha điển hình nhất hay thông qua triệu chứng hại khi đã rõ rệt. Ví dụ: khi sâu cuốn lá làm tổ, bệnh đạo ọn hay khô vằn đã rõ hình thù vết bệnh. Hầu hết nông dân không phát hiện được các pha khác của sâu hại như trưởng thành và trứng… Do đó khi nông dân phát hiện được sâu hại thì đã quá muộn để các loại thuốc phát huy được hiệu lực. Qua các kết quả nghiên cứu đều cho thấy dù đối với loại sâu dễ trừ nhất là sau cuốn lá thì cũng phải phun thuốc khi sâu còn ở tuổi nhỏ (1 -2 tuổi), nếu sâu đã lớn thì khó phát huy được hiệu quả của thuốc.

Hạn chế thứ hai là nông dân kong6 có khả năng phát hiện và lợi dụng các ký sinh thiên địch trên đồng ruộng; cũng như đối với các đối tượng dịch hại, tỷ lệ nông dân có khả năng điều tra, phát hiện và nhận biết các loài ký sinh thiên địch trên đồng ruộng là rất thấp (>20%). Trong khi đó không phải ai cũng có khả năng phát hiện và nhận biết các loại ký sinh thiên địch cũng có khả năng lợi dụng chúng để hạn chế dịch hại vì họ không có nay đủ kiến thức về mối quan hệ sự tương thích giữa thời điểm phát sinh của ký sinh và ký chủ cũng như mối tương quan về mật độ giữa chúng để có thể khống chế được dịch hại.

Thứ 3 là nông dân còn hạn chế kiến thức về thuốc BVTV và việc sử dụng hợp lý chúng trên đồng ruộng. Có một điều hết sức nghịch lý là khi chúng ta làm bất cứ moat việc gì đều phải có kiến thức về lĩnh vực đó, nhưng hiện nay trong cả nước có ít nhất 11,5 triệu người đang trực tiếp sử dụng và tiếp xúc với thuốc BVTV là lĩnh vực rất chuyên sâu và độc hại lại rất thiếu kiến thức về thuốc BVTV. Hầu như bất kể ai, người già, người trẻ, đàn ông, đàn bà khi can đều có

thể mua và sử dụng thuốc mà không can hiểu về nó. Họ mua theo kinh nghiệm, bắt chước nhau hay theo lời khuyên của các đại lý thuốc giống như mua một vật dụng thông thường. Vì không hiểu biết về thuốc nên họ cũng không đọc nhãn thuốc trước khi đi phun. Theo số liệu điều tra cho thấy chỉ có 38,5% nông dân vùng luau, 43,8% nông dân vùng rau và 39,6 nông dân vùng chè đọc nhãn trước khi phun thuốc như tỷ lệ hiểu về các hướng dẫn trên nhãn thuố như hoạt chất, hàm lượng hoạt chất, lượng dùng… không quá 15%. Do vậy, việc lạm dụng thuốc hoặc phun sai thuốc là điều không tránh khỏi. Khi sử dụng không hợp lý, thuốc BVTV không những không trừ được dịch hại mà đôi khi còn mang hiệu quả ngược lại và đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường.

Tác hại của việc sử dụng thiếu hiểu biết về thuốc BVTV thể hiện rõ rệt nhấ là đối với thuốc trừ cỏ. Gần đây có nhiều trường hợp do sử dụng nhằm hay sử dụng bình thuốc trừ sâu còn sót thuốc trừ cỏ đã gây tác hại nghiêm trọng trong sản xuất.

Do thiếu kiến thức về quản lý dich hại và thuốc bảo vệ thực vật nên nông dân thường sợ rủi ro khi áp dụng các kien thức IPM, do vậy hiện tượng phun thuốc đinh kỳ theo kinh nghiệm, phun ngay khi có sâu bệnh xuất hiện, phun theo hàng xóm đã xảy ra khá phổ biến. Theo các kết quả điều tra gần nay cho thấy vẫn còn xấp xỉ 60% nông dân các vùng trồng rau (kể cả vùng có truyền thống sản xuất rau và hiện đang được thực hiện chương trình sản xuất rau sạch), vẫn còn phun thuốc định kỳ, 13,8 – 21,6% phun theo nông dân khác, 21,2 – 35,8% phun khi có sâu xuất hiện. Trên luau có trên 80% số hộ phun khi phát hiện thấy sâu bệnh và dưới 15% sử dụng ngưỡng phòng trừ khi phun thuốc. Do vậy số lần phun thuốc trong một vụ tăng lên rất cao.

Do thiếu kiến thức về thuốc BVTV nên hiện tượng tăng nồng độ thuốc, hỗn hợp thuốc v.v… cũng đang xảy ra khá phổ biến.

Thực tế trong những năm qua việc tăng cường và mở rộng chương trình IPM mà trọng tâm là huấn luyện cho người nông dân đã có kết quả rõ rệt. Nhận thức của nông dân về quản lý tổng hợp dịch hại được cải thiện rất nhiều. Nhiều người dân đã hiểu được tác hại của thuốc BVTV và sự cần thiết phải giảm sử dụng thuốc. Bản thân họ cũng mong muốn giảm sử dụng thuốc để giảm chi phí sản xuất. Vấn đề là họ không có khả năng để quản lý dịch hại một cách hợp lý vì:

Nhiều người dân khi được huấn luyện lại không phải là người trực tiếp sản xuất hay đảm nhận việc phòng trừ sâu bệnh.

Để áp dụng được kiến thức quản lý dịch hại tổng hợp người nông dân phải có một lượng kiến thức rất rộng, bao quát và linh hoạt. Hơn thế nữa những hướng dẫn về kỹ thuật IPM với đối tượng dịch hại chỉ là những hướng dẫn chung, mang tính nguyên lý còn việc áp dụng nó phải phu thuộc rất nhiều vào tình hình thực tế trên thửa ruộng của người nông dân. Điều đó có nghĩa là người nông dân phải thực sự là những chuyên gia trên thửa ruộng của họ. Với những gì đã phân tích ở phần thực trạng trên đây thì ý tưởng biến người nông dân Việt Nam thành những chuyên gia quả là không tưởng hoặc ít nhất không phù hợp với thời điểm hiện tại.

b. Cơ chế sản xuất nhỏ, cá thể và có nhiều người tham gia sử dụng thuốc gây khó khăn cho công tác giám sát và quản lý sử dụng.

Có thể nói sử dụng thuốc là bước cuối cùng trong quá trình luân chuyển của thuốc BVTV. Nó chịu ảnh hưởng của nhiều quy trình quản lý khác nhau như quản lý đăng ký, xuất khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh, quảng bá… Ví dụ: hiện tượng còn sử dụng các loại thuốc cấm một phần là do công tác quản lý xuất nhập khẩu chưa tốt. Tuy nhiên chỉ xét trên góc độ sử dụng thì phải công nhận rằng việc quản lý trong khâu sử dụng thuốc BVTV của chúng ta còn chưa tốt. Mặc dù pháp lệnh BVTV và KDTV đã có những điều khoảng quy định rõ ràng về trách nhiệm về người sử dụng vật phẩm (thuốc BVTV) song việc giám sát, kiểm trathì quả là khó có tính khả thi, lực lượng thanh tra BVTV thậm chí không đủ nhân lực và

điều kiện để quản lý và thanh tra chặt chẽ đối với 19.000 đon vị kinh doanh thuốc trong cả nước chứ chưa tính đến việc thanh tra 11,5 triệu hộ dân đang tham gia sử dụng thuốc. Bên cạnh đó phương pháp và tiêu chuẩn về thanh tra sử dụng thuốc BVTV cũng chưa được đưa ra cụ thể, gây lung túng cho lực lượng giám sát

Mặc dù hiện nay chúng ta làm tốt công tác quản lý đăng ký, sản xuất, gia công để tạo cho việc sử dụng một cách có hiệu quả thuốc BVTV. Nhưng có thể nói công tác giám sát và quản lý sử dụng sau đăng ký hầu như còn bỏ trống. Chúng ta chỉ biết được hiện nay có bao nhiêu loại thuốc có trong danh mục mà không biết được có bao nhiêu loại hiện không còn sử dụng, các loại thuốc đó được sử dụng ở vùng nào, trong bao lâu, cây trồng nào, lượng dùng bao nhiêu. Điều này không chỉ gây khó khăn trong công tác điều tra giám sát mà còn gây khó khăn cho công tác nghiên cứu và khuyến nông. Trước sự cảnh báo của toàn xã hội về tác động xấu của thuốc bảo vệ thực vật đối với mội trường, sức khỏe con người và chất lượng nông sản, gần đây mỗi năm nhà nước phải chi khá nhiều tiền cho công tác thanh tra, cho các đề tài nghiên cứu và có rất nhiều cơ quan đã vào cuộc, song có thể nói rằng phần lớn kết quả chỉ thêu dệt thêm được bức tranh toàn cảnh về vấn đề lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế trong nhận thức của người nông dân.

Lý do chính trong việc hạn chế của các kết quả nghiên cứu là do chưa quản lý được vấn đề sử dụng nên phần lớn đề tài chỉ tập trung vào công tác xác định xác định thực trạng. Hai là chúng ta nghiên cứu đối tượng mà chỉ biết nó qua danh mục chứ không biết hiện nó ở đâu. Tất cả các nguyên nhân về tính kháng thuốc cũng như về ảnh hưởng tiêu cực của thuốc đến môi trường, ký sinh thiên địch đều là phỏng đoán hay dựa cào các mô hình thực nghiệm và còn quá chung chung. Ơû nơi này, nơi khác quan sát thấy cá chết, rau chết nhưng không biết cụ thể thuốc nào đã ảnh hưởng, thuốc nào không ảnh hưởng. Có chang là chúng ta bố trí một

thái đều phải qua quan sát trong một thời gian dài. Một vấn đề nữa cũng cần đặt ra là liệu nhà nước có đủ tiền để thường xuyên chu cấp cho các nghiên cứu này không trong khi chúng ta đều biết, có chăng nó chỉ giải quyết phần ngọn. Tuy vấn đề lộn xộn trong sử dụng phần lớn là do cơ chế thị trường hóa trong kinh doanh song chúng ta không thể không nhắc đến việc thiếu vắng một cơ chế, biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ và có hiệu quả hơn thuốc BVTV trong quá trình sử dụng.

c. Sự lộng xộn về chủng loại, phẩm chất và giá cả đã gây lúng túng cho người sử dụng

“Có quá nhiều loại thuốc để cho cán bộ kỹ thuật nhớ và hướng dẫn nông dân chứ chưa nói là để cho nông dân lựa chon” đó là ý kiến hầu hết của các đơn vị quản lý mà đã thu thập được trong quá trình điều tra. Hiện tượng thuốc giả, thuốc kém phẩm chất đặc biệt là thuốc được sản xuất từ Trung Quốc, giá thành rẽ đang chiếm lĩnh thị trường. Do phần lớn nông dân hiện vẫn chưa nhận thức được sự khác biệt về phẩm chất hoặc nhận thức được nhưng vẫn còn ham giá rẽ nên các thuốc này chiếm được một lượng lớn trên thị trường. Nhiều loại thuốc có hiệu quả rất thấp nên nông dân phải phun lại nhiều lần. Vì giá thuốc quá rẽ (2000- 5000đ/sào) nên nhiều nông dân đã lạm dụng và sẵn sàng phun bất cứ lúc nào có điều kiện.

d. Công tác hướng dẫn kỹ thuật BVTV còn hạn chế.

Mặc dù trong những năm qua, chương trình IPM đã được mở rộng và tăng cường công tác huấn luyện cho nông dân, nhưng số lượng người tham gia chương trình còn rất hạn chế. Tuy số lượng người tham gia rất lớn song có nhiều người tham gia trong nhiều lớp khác nhau. Nội dung giảng dạy về thuốc BVTV còn chưa sâu, mặc khác nhiều nhiều loại hoặc nhóm thuốc mới chưa được phổ cập đến nông dân. Chưa kể nhiều người dân không thể nhớ nổi những kiến thức đã được học hoặc người dân được học nhưng lại không trực tiếp tham gia sản xuất.

Hàng năm chúng ta có rất nhiều loại, nhóm thuốc mới được đưa vào sản xuất. Vì vậy vấn đề hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và rộng khắp. Trong khi đó chúng ta lại không có đủ lực lượng và năng lực tài chính để tổ chức và thực hiện công việc này. Trong khi trên thế giới nông dân tiếp nhận thông tin từ cán bộ kỹ thuật là 45%, theo người bán hàng la 15%, bắt chướt nhau 12%, theo nhãn thuốc lá 17% và 11% tu nguồn khác. Thì ở Việt Nam có tới 73,8% người dân sử dụng thuốc theo lời khuyên của đại lý thuốc, 13,7% là bắt chướt lẫn nhau và chỉ có 12,5% là phun theo hướng dẫn của kỹ thuật hoặc tự mua thuốc.

e. Công cụ phun rải thuốc kém chất lượng cũng làm giảm hiệu quả thuốc và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng

Theo báo cáo của Vũ Lữ (1998) thì hiện nay nông dân phỏ biến vẫn đang sử dụng các loại bơm tay đeo vai được sản xuất từ các cơ sở trong nước và từ Trung Quốc. Nhưng phần lớn các bơm này không đủ tiêu chuan chất lượng vẫn rất hay xảy ra hỏng hóc các phu kiện như vòi phun, can phun, bình tích áp v.v… làm cho kích thước hạt thuốc to, không đồng đều, do đó hiệu quả của thuốc bị giảm đáng kể. Mặt khác, khi bơm hỏng dễ bị rò rĩ thuốc ra ngoài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người phun.

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và vấn đề ô nhiễm các chế phẩm hóa học sử dụng trong nông nghiệp tại Việt Nam (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w