Phân đạm: là chất dinh dưỡng cần thiết và rất quan trọng đối với cây trồng. Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit, peptit, các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm sẽ thúc nay quá trình sinh trưởng của cây, làm cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh, quang hợp mạnh… Do đó, bón đạm sẽ làm tăng năng suất cây trồng. Phân đạm can thiết cho cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là cay sinh trưởng mạnh. Trong số các nhóm cây trồng, đạm rất can cho các loại cây ăn lá như rau cải, cải bắp…Theo Mecten (1974) nhiều loại cây nếu bón lượng đạm dư hoặc không can đối thì thường có sự tích lũy alkaloid, glucoxit, làm cho nó có vị đắng, nếu là rau quả thì khó ăn, kém ngon và dễ bị hư hỏng.
Phân lân: đóng vai trò rất quan trọng trong suốt đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần hạt nhân của tế bào, rất can cho sự hình thành của các bộ phận ở cây, kích thích sự phát triển của rễ, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đỗ ngã trước gió bão. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các protein, tham gia vào quá trình tổng hợp các axitamin; ngoài ra, lân còn kích thích quá trình đẻ hánh, nảy chồi, thúc nay cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân còn làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại bệnh hại…
Phân kali: có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây. Phân Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với các tác động không lợi từ bên ngoài (chống chịu đối với một số loài bệnh, tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét… cho cây trồng). Kali còn làm tăng phẩm chất của nông sản và góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Ngoài ra, kali làm chất tăng boat trong củ
Phân chuồng: chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cho cây nhu : đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng như B, Mo, Cu, Mn, Zn… Do vậy, không chỉ làm tăng năng suất cây trồn mà còn tăng hiệu lực của phân hóa học, đặc biệt là cải tạo đất, nên bón phân chuồng nhiều cũng góp phần giúp cây chịu đựng hạn hán.