Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy khách sạn ĐLHN

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Điện Lực Hà Nội (Trang 30 - 33)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH KHÁCH SẠN ĐIỆN LỰC HÀ NỘ

2.1.3.Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy khách sạn ĐLHN

Trong mỗi thời kì kinh doanh khách sạn đều có mô hình quản lý phù hợp với điều kiện, nhu cầu cụ thể. Trong giai đoạn kinh doanh hiện tại do số lượng khách đã thay đổi, khách sạn Điện Lực đã có mô hình tổ chức quản lý phù

hợp với qui mô hoạt động kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh mô hình với điều kiện kinh doanh hiện nay đảm bảo yêu cầu tinh giảm gọn nhẹ, ít khâu trung gian, đồng thời đảm bảo hoạt động có hiệu qủa. Khách sạn Điện Lực có mô hình tổ chức như sau:

Phó Giám Đốc Bộ phận lễ tân Bộ phận buồng Bộ phận nhà hàng Phòng tài chính kế toán Phòng tổng hợp Phân xưởng phụ trợ Giám Đốc

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức quản lý khách sạn Điện Lực

Cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn Điện Lực được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến. Nguyên tắc chủ yếu của mô hình này là mỗi bộ phận hay

người thừa hành chỉ có một người lãnh đạo trực tiếp. Người này phải hiểu và làm được công việc của những nhân viên thuộc quyền, thường mỗi lãnh đạo có một số lượng nhân viên nhất định. Với mô hình này các bộ phận quan hệ với nhau bình đẳng, hợp tác, thống nhất trên toàn khách sạn và trên sự chỉ đạo chung nhất trực tiếp từ ban giám đốc. Các phòng ban có trách nhiệm thi hành các nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời có trách nhiệm gián tiếp tham gia cùng các đơn vị

nghiệp vụ khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn. Để hoạt động được và có hiệu quả cao thì mỗi doanh nghiệp đều phải tổ chức lao động của mình thành những bộ phận có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, đảm bảo cho các bộ phận làm việc có hiệu quả và phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác trong hoạt động của doanh nghiệp. Với mục đích đó, khách sạn Điện Lực thông qua qui chế của khách sạn và đưa ra những nhiệm vụ chức năng cụ thể của các phòng ban như sau:

• Giám đốc khách sạn chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của khách sạn theo qui chế hoạt động của ngành Điện Lực. Phó giám đốc khách sạn ngoài việc chịu trách nhiệm theo sự phân công ủy quyền của giám đốc, còn phải trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh và tìm kiếm thị trường;

• Phòng lễ tân: Đón tiếp các đối tượng khách đến ăn nghỉ tại khách sạn. Cho thuê và tổ chức cho thuê phòng nghỉ, phục vụ các hội nghị, hội thảo của các tổ chức trong và ngoài nước. Các dịch vụ bổ sung như: cho thuê xe ô tô, bán hàng lưu niệm, đổi ngoại tệ, mua vé máy bay và đổi visa cho các đối tượng khách;

• Nhà hàng: Phục vụ ăn cả ngày cho khách lưu trú, ăn sáng và trưa cho các đối tượng khách (đặc biệt là tiệc đứng). Phục vụ giải khát cả ngày. Phục vụ tiệc, tiệc cưới, hội nghị, hội thảo…tại khách sạn cũng như bất kì địa điểm nào theo yêu cầu của khách hàng;

• Phân xưởng phụ trợ: Sữa chữa, lắp đặt toàn bộ hệ thống điện của khách sạn. Vận hành, bảo dưỡng toàn bộ các thiết bị về điện, điện tử và điện lạnh của khách sạn. Giặt là chăn, ga, đệm để phục vụ bộ phận buồng (phòng lễ tân) và bộ phận bàn, bar (nhà hàng) hoạt động sản xuất kinh doanh. Chăm sóc cây cảnh và vệ sinh quýet dọn toàn khách sạn;

• Phòng kinh doanh du lịch và viễn thông: Quảng cáo, giới thiệu và tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước. Tổ chức hoạt động và phát triển khách hàng

mạng viễn thông Điện Lực. Hàng tháng đi thu cước viễn thông để nộp về công ty điện lực 1;

• Phòng tổng hợp: Là bộ phận tham mưu cho giám đốc về mọi lĩnh vực như: kinh doanh, nhân sự - đào tạo, lao động tiền lương, xây dựng cơ bản, tổng hợp ngày công làm việc để tính trả lương cho người lao động. Ngoài ra còn trực tiếp mua bán tài sản, vật tư phục vụ các bộ phận sản xuất kinh doanh và quản lý công tác vận tải của khách sạn;

• Phòng kế toán – tài chính: Quản lý tiền – tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán tài chính. Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cho kế toán và nhân viên kinh tế dưới các phòng ban. Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra công tác thu, chi đúng nguyên tắc, chế độ tài chính hiện hành ở các phòng ban. Hàng tháng, quí, năm lập báo cáo kế toán và tình hình sử dụng lao động, quĩ lương xuất. Ngăn chặn các hành vi vi phạm chế độ, chính sách lao động tiền lương. Hàng tháng phát lương cho nhân viên.

Mối quan hệ của phòng tổng hợp với các phòng ban khác trong khách sạn: Phòng tổng hợp là đại diện duy nhất cho giám đốc khách sạn để phổ biến các chính sách, chế độ cũng như thực hiện mọi chỉ thị, nghị quyết của cấp trên tới các bộ phận trong khách sạn. Các phòng ban đều có mối quan hệ hỗ trợ nhau để tạo nên một nhiệm vụ thống nhất.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Điện Lực Hà Nội (Trang 30 - 33)