Kế hoạch hóa lao động

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Điện Lực Hà Nội (Trang 37 - 39)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH KHÁCH SẠN ĐIỆN LỰC HÀ NỘ

2.2.2.1. Kế hoạch hóa lao động

Để đưa ra các dự báo về nguồn nhân lực, khách sạn Điện Lực phải dựa trên một số các yếu tố sau:

+ Tình hình kinh doanh thực tế trong những năm vừa qua và hiện tại. + Chiến lược kinh doanh của khách sạn trong những năm sắp tới.

+ Cung lao động trên thị trường trong hiện tại và tương lai cho ngành khách sạn.

+ Tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị trên địa bàn khách sạn, đất nước cũng như trong khu vực.

Căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch của khách sạn Điện Lực,.. mà các cán bộ làm công tác quản lý nguồn nhân lực sẽ có kế hoạch cho cầu về nguồn nhân lực cho từng bộ phận của khách sạn, hoặc cụ thể hơn là dự báo về nhân lực cho từng công việc, từng loại sản phẩm cho tương lai.

Cụ thể là năm 2008 khách sạn Điện Lực có kế hoạch sẽ mở rộng hơn việc kinh doanh của bộ phận nhà hàng, dự kiến đưa thêm 30 bộ bàn ghế vào bộ phận nhà hàng để phục vụ khách lưu trú ăn uống vào bữa trưa và tối, đồng thời đưa thêm 22 phòng vào hoạt động trong cuối năm 2008, do đó bộ phận quản lý nguồn nhân lực đã dự báo sẽ cần thêm 30 nhân viên vào các vị trí cụ thể. Để làm được điều này các cán bộ quản lý nhân lực đã nghiên cứu các nguồn cung lao động từ bên trong lẫn bên ngoài. Trước hết họ xem xét nguồn nhân lực từ bên trong có khả năng cung được bao nhiêu thì kết quả cho thấy khách sạn có thể tận dụng được đáng kể từ nguồn này thông qua việc thuyên chuyển lao động và sắp xếp lại công việc. Nguồn lao động bên trong có thể cung cấp được 15 nhân viên vào các vị trí nhà hàng, buồng,… con số này chiếm 50% lượng lao động khách sạn Điện Lực cần tuyển. Do khách sạn Điện Lực là đơn vị hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước do đó việc tuyển thêm nhân viên thường hạn chế, tuy nhiên không có nghĩa là không tuyển dụng. Bởi vì mở rộng kinh doanh nên cần loại lao động có thể hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, mà việc tuyển dụng lao động từ bên trong không đáp ứng được yêu cầu của Khách sạn, do đó cán bộ quản lý nhân lực đã nghiên cứu thị trường cung lao động bên ngoài và có các chính sách để thu hút nguồn lao động này. Tuy nhiên các cán bộ quản lý nguồn nhân lực chưa hoàn toàn dự báo chính xác nguồn lao động từ bên ngoài. Cụ thể là khi cán bộ nhân lực của khách sạn xuống các cơ sở dạy nghề thuộc ngành kinh doanh khách sạn và trường cao đẳng du lịch để tuyển dụng lao động. Nhưng kết quả cho thấy không nhiều các ứng viên tham gia vào tuyển dụng. Đó vẫn là mặt hạn chế khi nhìn nhận cung lao động từ bên ngoài của khách sạn Điện Lực.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực. Hàng năm việc xác định và lập kế hoạch nguồn nhân lực được ban giám

đốc chú ý quan tâm bởi sự vững mạnh của khách sạn tuỳ thuộc phần lớn vào hình thức tổ chức quản lý trong khách sạn, đó là nét đặc thù riêng trong lĩnh vực Du Lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Điện Lực Hà Nội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w