PHIẾU ĐỀ NGHỊ TUYỂN NHÂN SỰ

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Điện Lực Hà Nội (Trang 40 - 43)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH KHÁCH SẠN ĐIỆN LỰC HÀ NỘ

PHIẾU ĐỀ NGHỊ TUYỂN NHÂN SỰ

Biểu số 2.9: Phiếu đề nghị tuyển nhân sự

Khách sạn Điện Lực Hà Nội

Số 30 - Lý Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

PHIẾU ĐỀ NGHỊ TUYỂN NHÂN SỰ

Kính gửi: Ban Giám đốc Khách sạn Điện Lực Hà Nội

- Căn cứ vào yêu cầu công việc của các Trưởng phòng: + Phòng Tổng hợp;

Đề nghị Ban Giám đốc Công ty xem xét việc tuyển nhân viên mới vào làm việc tại các phòng ban nêu trên.

Vị trí công việc:

+ Phòng Tổng hợp:... + Phòng Tài chính kế toán:... Yêu cầu về trình độ chuyên môn:

+ Phòng Tổng hợp:... + Phòng Tài chính kế toán:... Các yêu cầu khác: + Phòng Tổng hợp:... + Phòng Tài chính kế toán:... Số lượng cần tuyển: + Phòng Tổng hợp:... + Phòng Tài chính kế toán:... Ngày cần nhân sự để làm việc:...

Hà Nội, Ngày….tháng….năm 200….

Phê duyệt của Giám đốc Trưởng phòng Người lập

+ Giải pháp thay thế: Vì việc tuyển dụng nhân sự là rất tốn kém cả về vật chất

lẫn thời gian, vì vậy trước khi xem xét tuyển dụng thì khách sạn Điện Lực xem xét đến giải pháp thay thế bằng các cách sau:

Cách 1: Sắp xếp, bố trí lại lao động cho hợp lý, thuyên chuyển lao động giữa

các bộ phận.

Cách 2: Làm thêm giờ, cách này thường áp dụng đối với lao động phục vụ.

Nếu các giải pháp thay thế vẫn tỏ ra không hợp lý, hoặc không đáp ứng được yêu cầu công việc của khách sạn thì khách sạn tiến hành tuyển dụng.

+ Thông báo tuyển dụng: Như trên đã nêu vấn đề, khi các giải pháp thay thế

tiến hành tuyển dụng. Thông qua các chương trình thông tin đại chúng hoặc các trung tâm giới thiệu việc làm mà khách sạn có thể thông báo về việc tuyển dụng nhân sự của khách sạn.

Phương pháp tuyển dụng: Đối với từng bộ phận thì áp dụng công tác

tuyển dụng, quy trình tuyển dụng khác nhau. Tại khách sạn Điện Lực với bộ phận lễ tân là phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Những người phỏng vấn là các chuyên gia hay các cán bộ có trình độ cao với từng nghiệp vụ được tuyển chọn. Các bộ phận còn lại chủ yếu là chỉ xét tuyển qua việc nghiên cứu hồ sơ của phòng tổ chức và thử việc 1 tháng, với hình thức này kết quả mang lại sẽ không cao vì nó khó có thể có sự chính xác. Như vậy nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Hiện nay trong các khách sạn quốc doanh còn tồn tại một bất cập đó là các thông báo tuyển dụng thường chỉ trong nội bộ và những người được tuyển chọn thường chỉ là con em trong ngành. Nó có ưu điểm là tiết kiệm chi phí và các nhân viên được tuyển vào dễ thích nghi với môi trường làm việc hơn, do họ được làm việc trong môi trường như gia đình của mình. Tuy nhiên cũng tồn tại những mặt hạn chế là không có cơ hội tuyển được những nhân tài ở bên ngoài và có khả năng đáp ứng công việc tốt hơn.

Kết quả tuyển dụng tại khách sạn Điện Lực Hà Nội: sau khi thông báo tuyển dụng thu được kết quả như sau

Biểu số 2.10: Kết quả sau khi thông báo tuyển dụng tại khách sạn Điện Lực

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số đơn xin việc:

Qua người quen giới thiệu Các ứng viên tự nộp đơn Lao động đang công tác nơi

4411 11 31 2 100 25 70.45 4.55 48 13 32 3 100 27.08 66.67 6.25 55 17 35 3 100 30.91 63.64 5.45

(Nguồn: Tổng hợp kết quả của 3 năm tuyển dụng tại phòng tổng hợp)

Qua kết quả thông báo tuyển dụng ta nhận thấy số ứng viên tham gia tuyển dụng tăng qua mỗi năm. Vì số lượng tuyển dụng vào Khách sạn không nhiều nên số lượng đơn xin việc cũng nhỏ. Trong tổng số đơn xin việc thì các ứng viên tự nộp đơn chiếm tỉ lệ cao nhất. Năm 2005 là 31 ứng viên tương đương với 70.45%, năm 2006 là 32 người tương đương với 66.67% và năm 2007 là 35 ứng viên tương đương với 63.64%. Nhìn chung việc tuyển dụng nhân viên ở khách sạn Điện Lực chưa thực sự chuyên nghiệp. Sau khi tuyển dụng thì số lao động phải đào tạo lại là không ít. Cụ thể là năm 2005 số người được tuyển vào là 10 người nhưng số người phải đào tạo lại 5. Năm 2006, số lao động được tuyển vào là 12 nhưng số lao động phải đào tạo là 7. Và năm 2007, số lao động được tuyển vào là 16 nhưng số lao động phải đào tạo lại là 7. Đây là một hạn chế của Khách sạn. Để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển tốt hơn và bớt chi phí phải đào tạo lại nhân viên mới của khách sạn trong những năm tiếp theo thì khách sạn cần có sự cải tiến, hoàn thiện công tác này để có thể góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Điện Lực Hà Nội (Trang 40 - 43)