Đánh giá về tiến trình dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào việc tổ chức dạy học phần “động học và động lực học chất điểm“ chương trình vật lý 10 cơ bản (Trang 63 - 65)

II. ĐỊNH LUẬT II NEWTON

3.4.1.Đánh giá về tiến trình dạy học

Không khí học tập của lớp:

Qua các tiết dạy thực nghiệm chúng tôi có chú ý quan sát thái độ học tập của HS lớp thực nghiệm và so sánh với thái độ học tập của lớp đối chứng, chúng tôi nhận thấy như sau:

Ở lớp thực nghiệm có vận dụng lý thuyết kiến tạo vào tiến trình dạy học, nên đã tạo được bầu không khí thân mật cởi mở một cách tự nhiên. HS không hề hay biết đã vào giờ học rồi , tưởng mình còn đang trò chuyện với GV nên dễ dàng bộc lộ quan điểm của mình một cách tự nhiên nên không khí lớp học sôi nổi hẳn lên. Ngay cả những học sinh còn rụt rè nhất cũng tìm cơ hội để được tham gia phát biểu. Đa số học sinh đều tham gia phát biểu nên rất là vui. Rất tự nhiên, không phải gò ép gì cả. Các em đều có vẻ tự tin vào vốn kiến thức của mình lắm.

Tuy nhiên, những tiết dạy đầu tiên vì GV chưa có kinh nghiệm điều khiển học sinh nên lớp học chưa được sôi nổi cho lắm, vẫn còn học sinh ngại ngùng chưa dám phát biểu; một số em chưa tích cực tham gia vào quá trình làm thí nghiệm khi GV gọi đến thì em trả lời sai hết, cho dù đó là câu hỏi đơn giản mà cả lớp đều biết. Càng về sau, GV đã có kinh nghiệm điều khiển nên lớp học sôi động hẳn lên. Các em làm việc có hiệu quả hơn so với tiết học bình thường. Bởi vì tò mò và hiếu kỳ nên các em rất thích quan sát và dự đoán, các em xem việc trả lời câu hỏi như tham dự trò chơi đố em, nhờ đó mà các em tập trung cao độ vào bài học. Kể cả học sinh yếu kém cũng tham gia dự đoán, theo dõi bạn mình phát biểu và nhận xét, bổ xung. Đến tiết học sau, khi kiểm tra bài cũ các em đều hăng hái xung phong trả bài. Có vẻ như tiết học vừa qua các em có may mắn học được bài dễ, nên tất cả đều hài lòng với bài học cũ của mình. Chúng tôi thử gọi vài em trung bình khá nhưng có thái độ tích cực nhất trong tiết học vừa qua thì thấy em trả lời vanh vách các câu hỏi của tôi.Các em tỏ vẻ thông thạo lắm và tự hào lắm. Tôi rất hài lòng và cho các em điểm mười- điểm số mà các tiết học bình thường, các em khó đạt được. Tôi nhận thấy, với phương pháp dạy học này, em không phải vất vả học bài và chỉ cần tham gia vào quá trình làm thí nghiệm, tranh cãi, thảo luận là em đã nắm vững kiến thức dễ dàng. GV chỉ chú ý điều khiển các em thảo luận,

theo dõi, hướng dẫn, giải thích thì không điều khiển được các em ghi chép. Mặc cho các em tự ghi chép, học sinh nào lo tranh cải thì cũng không chú ý ghi chép. Vì việc ghi chép vào lúc này cũng làm mất hứng các em. Vì thế, tôi nhận thấy ta chỉ nên chọn một phần nội dung bài học ,để dạy học kiến tạo. Cho học sinh tranh cải, thảo luận, tìm hiểu về một khái niệm, một định luật… xây dựng kiến thức mới rồi vận dụng ngay. Chứ còn thảo luận nhiều quá sẽ không kịp giờ và học sinh không ghi chép được, lâu ngày các em sẽ quên. Muốn cho học sinh tham gia bộc lộ quan điểm của mình thì GV phải chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy: tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm, vidéo clip... Phần trò cũng phải biết trước, mình sẽ tranh cải về vấn đề gì? Tốt nhất, là GV nên ra câu hỏi -từ 2 đến 4 câu - và yêu cầu HS soạn bài trước ở nhà. Việc đọc sách giáo khoa ở nhà trước cũng góp phần khắc sâu kiến thức cho các em hơn.

Sau tiết học, khi chúng tôi trao đổi với các em về tiết học thực nghiệm thì nhận được ý kiến phản hồi như sau :

“ với phương pháp dạy học này, chúng em phải làm việc rất nhiều trong giờ học” ; ” em cảm thấy mình làm việc có chất lượng hơn so với ngày thường” ;

“ em có cảm giác như đầu óc mình căng ra vì phải suy nghĩ nhiều hơn” ; “ em chỉ tập trung phát biểu , nên không ghi bài gì cả” ;

” được tự do trao đổi với các bạn ngay trong giờ học thật là vui “ ;

“ ban đầu em còn ngại chưa dám nói ra, nhưng vì có thầy cô đôn đốc em mới mạnh dạn hơn” ;

” Phải nói ra hết, vì còn để trong lòng ,không phát biểu cùng các bạn em sẽ thấy ấm ức “ ;…

Chúng tôi nhận thấy, phương pháp dạy học kiến tạo, làm cho không khí lớp học vui vẻ, hào hứng, sinh động hơn rất nhiều so với phương pháp dạy học truyền thống. Không khí vui nhộn của lớp đã tạo sự hưng phấn cho các em. Mà càng hưng phấn thì các em càng nhận thức tốt hơn .

Đây cũng là phương pháp dạy học lấy học trò làm trung tâm.

Qua thảo luận các em chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên, không cảm thấy mình bị gò bó vì thầy cô ép nên phải đứng lên trả lời. Khi gặp tình huống diễn ra trái

với kiến thức, quan niệm cũ mà các em đã biết (gặp khó khăn về nhận thức) càng khêu gợi tính tò mò ham hiểu biết, càng làm cho các em có nhu cầu giải quyết vấn đề nên càng hăng say trong việc giải quyết vấn đề, chứ không cảm thấy mình bị điều khiển và từ đó tư duy các em sẽ được phát triển.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào việc tổ chức dạy học phần “động học và động lực học chất điểm“ chương trình vật lý 10 cơ bản (Trang 63 - 65)