II. ĐỊNH LUẬT II NEWTON
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chọn một lớp thực nghiệm là lớp 10C8 có 48 học sinh và một lớp đối chứng là 10C9 có 49 học sinh. Hai lớp này tương đương nhau về:
- Sĩ số học sinh.
- Điều kiện cơ sở vật chất. - Điều kiện sống của học sinh. - Trình độ học lực của học sinh.
Trong quá trình TNSP, tiến hành dạy song song cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm dạy học theo giáo án mà chúng tôi đã soạn theo quan điểm kiến tạo, còn lớp đối chứng dạy học theo tiến trình bình thường, không quan tâm đến quan niệm ban đầu của học sinh.
Trong quá trình TNSP, chúng tôi chú ý quan sát thái độ, ý thức học tập của HS và đặc biệt chú ý đến quan niệm cũ của HS để chỉnh sửa, nhằm đánh giá khách quan chất lượng của các giờ học. Trong lớp thực nghiệm chú ý đến quan niệm cũ, quan sát hoạt động học tập, thái độ, tính tích cực và mức độ hiểu bài của HS.
Sau mỗi giờ dạy, trao đổi với HS và tự rút kinh nghiệm bản thân cho các giờ dạy tiếp theo.
Trong quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm, HS ở cả hai nhóm TN và ĐC đều có các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Mục đích của các bài kiểm tra này để : Đánh giá khả năng nắm vững tri thức của HS thể hiện qua:
- Khả năng tái tạo (ghi nhớ). Nghĩa là học sinh có thể nhắc lại được các khái niệm, định luật, tính chất, công thức.
- Mức độ hiểu sâu bài qua việc trả lời đúng các câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập.
- Năng lực vận dụng sáng tạo của học sinh thông qua việc vận dụng nội dung kiến thức mới vào đời sống thực tiễn và giải quyết các bài tập định tính, định lượng. - Phát hiện những sai lầm thường gặp của HS trong tư duy và vận dụng kiến thức vào giải bài tập.