Công tác đánh giá rủi ro:

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai sản phẩm An Sinh Giáo Dục của Tổng Công Ty Bảo Việt NhânThọ.doc (Trang 43 - 46)

II. Tình hình triển khai sản phẩm An Sinh Giáo Dục của tổng công ty Bảo Việt nhân thọ:

2. Công tác đánh giá rủi ro:

Cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm nhân thọ cũng rất coi trọng công tác đánh giá rủi ro nhằm loại bỏ hoặc từ chối không bảo hiểm cho sự cố rủi ro chắc chắn xảy ra.Với những nội dung như sau:

- Đánh giá tình trạng sức khỏe của người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm.

- Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng liên quan đến trách nhiệm đóng phí đủ, đúng hạn trong suốt thời hạn hợp đồng.

- Đánh giá mục đích tham gia bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác đánh giá rủi ro, thực hiện phương châm “tăng trưởng và tăng cường quản lý”. Năm 2001, công ty ban hành “bộ tiêu chuẩn đánh giá rủi ro sức khoẻ” và điều chỉnh về mức độ kiểm tra sức khoẻ tối thiểu theo tổng số tiền rủi ro và độ tuổi của người được bảo hiểm giúp hoàn thiện hơn trong công tác đánh giá rủi ro.

Để thực hiện tốt hơn công tác đánh giá rủi ro ngày 12/03/2007 Bảo Việt Nhân Thọ đã ban hành “Bộ tiêu chuẩn đánh giá rủi ro sức khoẻ UM01/2007” thay thế cho bộ tiêu chuẩn đánh giá rủi ro cũ và được áp dụng cho toàn hệ thống của Bảo Việt Nhân Thọ. “Bộ tiêu chuẩn đánh giá rủi ro sức khỏe UM01/2007” được chia làm 2 phần:

- Phần I: Biểu phí phụ trội

Nội dung của phần này bao gồm các trường hợp bệnh lý ở khách hàng mà nếu chấp nhận bảo hiểm thì Bảo Việt Nhân thọ sẽ có thể áp dụng phí phụ trội khi tính phí bảo hiểm cho khách hàng đó. .

- Phần II: Tiêu chuẩn đánh giá rủi ro sức khỏe

Nội dung của phần này bao gồm các trường hợp bệnh lý ở khách hàng mà nếu được chấp nhận bảo hiểm thì Bảo Việt Nhân thọ sẽ không áp dụng phí phụ trội khi tính phí bảo hiểm cho khách hàng đó.

"Bộ tiêu chuẩn đánh giá rủi ro sức khỏe UM01/2007" được áp dụng trong công tác đánh giá rủi ro cụ thể như sau:

Bước 1: Cán bộ đánh giá rủi ro căn cứ vào các thông tin trong Giấy yêu cầu bảo hiểm (GYCBH)/Giấy đề nghị khôi phục..., Báo cáo của tư vấn viên bảo hiểm, kết quả Kiểm tra sức khoẻ (KTSK) (nếu có) và các giấy tờ, thông

tin liên quan khác, để đánh giá rủi ro sức khoẻ (ĐGRRSK) của khách hàng, xác định khách hàng có bệnh hay không.

Bước 2:

- Nếu khách hàng có tình trạng sức khoẻ bình thường, ra quyết định chấp nhận bảo hiểm.

- Khi xác định khách hàng có bệnh (các bệnh) hay bất thường nào đó, cán bộ đánh giá rủi ro tra cứu "Bộ tiêu chuẩn đánh giá rủi ro sức khỏe": tra cứu phần I trước, sau đó tra cứu phần II. Chuyển sang bước 3.

Bước 3: Ra quyết định:

- Bệnh (các bệnh) của khách hàng chỉ thuộc phần I hoặc phần II: cán bộ đánh giá rủi ro sẽ ra quyết định theo hướng dẫn tại từng phần.

- Bệnh (các bệnh) của khách hàng đồng thời được đề cập trong cả phần I và phần II, cán bộ đánh giá rủi ro sẽ ra quyết định căn cứ trên thông tin của cả 2 phần.

- Các quyết định có thể đưa ra, bao gồm:

+ Chấp nhận bảo hiểm: nếu cả phần I và phần II (hoặc một phần nếu bệnh chỉ thuộc một phần của Bộ tiêu chuẩn) đều hướng dẫn chấp nhận bảo hiểm, khi đó, cán bộ đánh giá rủi ro sẽ xác định chấp nhận bảo hiểm có tính phí phụ trội hay không tính phí phụ trội (chấp nhận bảo hiểm theo điều kiện chuẩn) cho khách hàng theo hướng dẫn tại phần I. Trường hợp phải nộp phí bảo hiểm phụ trội, khách hàng chỉ được chấp nhận bảo hiểm nếu tỷ lệ phí phụ trội áp dụng cho một NĐBH/NTGBH nhỏ hơn 12% . Nguyên tắc tính phí phụ trội áp dụng được hướng dẫn ở mục 4 phần I của công văn này.

+ Trì hoãn chấp nhận bảo hiểm: nếu ít nhất một trong hai phần quy định trì hoãn chấp nhận bảo hiểm và ở phần còn lại không quy định từ chối. Nếu cả 2 phần đều quy định trì hoãn thì áp dụng theo nguyên tắc thời gian trì hoãn dài nhất (theo yếu tố có rủi ro cao nhất).

Quyết định trì hoãn chấp nhận bảo hiểm cũng được đưa ra nếu tỷ lệ phí phụ trội tính ra cho một NĐBH/NTGBH nằm trong khoảng từ 12% đến dưới 13%. Thời gian trì hoãn trong trường hợp này sẽ là 3 tháng. Sau thời gian trì hoãn, căn cứ vào kết quả KTSK, nếu tỷ lệ phí phụ trội tính ra cho khách hàng vẫn ở mức từ 12% đến dưới 13% thì Công ty tiếp tục ra quyết định trì hoãn 3 tháng với trường hợp này. Nguyên tắc thời gian trì hoãn dài nhất vẫn được áp dụng nếu tại phần khác của Bộ tiêu chuẩn cũng có quy định trì hoãn.

+ Từ chối chấp nhận bảo hiểm: nếu ít nhất một trong hai phần quy định từ chối chấp nhận bảo hiểm hoặc nếu tỷ lệ phí phụ trội tính ra cho một NĐBH/NTGBH từ 13% trở lên.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai sản phẩm An Sinh Giáo Dục của Tổng Công Ty Bảo Việt NhânThọ.doc (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w